Từ trước đến nay truyện cổ tích vẫn được cho là dành cho trẻ em, nhưng liệu những quan niệm và nội dung mà truyện cổ tích truyền tải có hoàn toàn phù hợp?
Bài viết của Olivia Petter đăng tải trên trang Independent của Anh tranh luận về việc nên dừng kể chuyện cổ tích cho trẻ bởi những thông điệp mà tác giả cho là sẽ tạo khuôn mẫu tư duy lệch lạc về giới, phụ nữ, hôn nhân, mẹ kế con chồng,...
Gia Đình Mới xin dịch lại bài viết để bạn đọc cùng suy ngẫm.
Đó là những câu chuyện trước khi đi ngủ mà chúng ta đã kể trong nhiều thế kỷ; đó là nguồn cảm hứng đằng sau những bộ phim hit của phòng vé đã dạy dỗ thời thơ ấu của chúng ta - và những câu chuyện cổ tích đến giờ vẫn còn nguyên vẹn với những định kiến cũ kỹ.
Những câu chuyện như Cô bé Lọ lem hay Người đẹp và Quái vật đã quá phổ biến, khiến chúng ta rằng có thể dễ dàng bỏ qua những tư tưởng nguy hiểm vẫn tồn tại thông qua các hình mẫu nhân vật phản diện, cốt truyện lối mòn hay sự đồng nhất về chủng tộc.
Donald Haase, tác giả cuốn sách 'Truyện cổ tích và Bình quyền cho phụ nữ' khuyên các bậc cha mẹ nên cẩn trọng khi kể những câu chuyện cổ tích thay vì một mực tán thành quan niệm cũ kỹ này.
'Cha mẹ có thể kể lại những câu chuyện cổ tích theo cách đặt ra những câu hỏi phản biện, hoặc xóa bỏ những định kiến đó,' giáo sư trường đại học Wayne cho biết.
Vậy những định kiến trong truyện cổ tích mà chúng ta nên phản đối là gì?
Nàng Bạch Tuyết, Công chúa ngủ trong rừng và Cô bé Lọ Lem đều có điểm gì chung?
Ngoài làn da trắng bóc và mái tóc lúc nào cũng suôn mượt, họ đều được cứu thoát khỏi cuộc đời khốn khổ hoặc giấc ngủ vĩnh cửu bởi một nhân vật hoàng tử quyến rũ, dũng cảm.
Những nhân vật hoàng tử này trở thành biểu tượng cho phái mạnh, sục sôi cái tôi và mong muốn tìm kiếm 'tình yêu đích thực'.
Điều này tạo nên áp lực không cần thiết cho cả hai phái, đặc biệt phái nữ, vì họ tin rằng mình phải trở thành một người phụ nữ theo truyền thống - yếu đuối và bị động.
Trong một nền văn hóa hiện đại, khi mà độ tuổi kết hôn ngày càng muộn và nhiều người còn lựa chọn độc thân thì cái kết 'hai người lấy nhau và sống hạnh phúc mãi mãi' có vẻ đã quá cũ kỹ.
Thật không may, hôn nhân luôn là một trong những trọng tâm trong các câu chuyện cổ và cả những phiên bản làm lại như Nàng tiên cá, Cô bé Lọ Lem và Công chúa ngủ trong rừng - tất cả đều kết thúc với hôn lễ hoành tráng.
Một cái kết lãng mạn vô tận thậm chí ở cả những câu chuyện cổ tích được cho là 'hiện đại' như Gã chằn tinh tốt bụng hay Ánh sao ma thuật.
Ngày nay, hôn nhân không phải là mục đích duy nhất cho nam và nữ, mà những yếu tố quan trọng khác như nghề nghiệp, tài chính, thành công xã hội thì ít khi được nhắc tới trong những câu chuyện này.
Showunmi cho rằng hàm ý của những câu chuyện này là, người không kết hôn sẽ được coi là 'kẻ thất bại, không có chỗ chứa trong xã hội này.'
'Tình yêu bị định nghĩa là bạn tìm được ai đó để kết hôn, chứ không được coi trọng về quá trình'.
Mọi người đều biết các công chúa Disney luôn xinh đẹp, thon thả, và phần lớn là người da trắng.
Trừ vài ngoại lệ (Như Mộc Lan, Pocahontas và công chúa Jasmine, Tiana ...) thì da trắng chiếm đa số.
Một vấn đề không kém nghiêm trọng là chuẩn mực hình thể quá siêu tưởng với những công chúa lưng ong như Belle hay Ariel.
Với một đứa trẻ mới được nghe những câu chuyện cổ như vậy, thì những chuẩn mực ngoại hình ngặt nghèo này cực kỳ có hại, khiến chúng suy nhĩa rằng vẻ đẹp và hạnh phúc đồng nghĩa với GẦY.
Trường hợp hiếm xuất hiện những nhân vật 'ngoại cỡ' trong phim Disney làm lại từ truyện cổ Grimms thì là nhân vật phản diện Ursula trong Nàng tiên cá hoặc Bà Ấm - hình tượng bà mẹ hiền từ trong Người đẹp và Quái vật.
Thêm vào đó, hầu hết các nhân vật này đều là dị tính, hiếm thấy sự xuất hiện của LGBTQ (trừ phiên bản mới Người đẹp và Quái vật có LeFou là nhân vật đồng tính chính thức đầu tiên của Disney).
Một điểm chung phổ biến khác của Bạch Tuyết, Belle và Lọ Lem là họ đều bị ràng buộc với việc nhà..
Người đẹp Belle chỉ có thể cứu sống cha khỏi sự giam giữ của con Quái vật bằng việc trở thành giúp việc trong lâu đài của Quái vatah, Lọ Lem thì quần quật dọn dẹp nhà cửa, và Bạch Tuyết tội nghiệp phải chăm lo cuộc sống của 7 chú lùn.
Nếu thử tìm kiếm từ khóa 'nhân vật phản diện trong truyện cổ tích' thì chúng ta sẽ thấy những hình tượng như mụ dì ghẻ độc ác của Lọ Lem, hai người chị xấu xí của Lọ Lem, mụ phù thủy Ursula, phù thủy ác phương Tây.
Những người phụ nữ này luôn thù oán và phủ định mọi thứ tình cảm chị em, gia đình - nhất là tình cảm giữa mẹ kế và con chồng.
Tuyến nhân vật ác kiểu này lặp đi lặp lại (như mẹ kế của Bạch Tuyết, dì ghẻ trong Tấm Cám,..) và tạo thành tư tưởng cố hữu cho chúng ta ngay từ lúc nhỏ về các mối quan hệ.
'Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng...'
Phải chăng tư tưởng cũ kỹ này là quá khắt khe với những người mẹ kế và chỉ càng làm chia cắt mối quan hệ mẹ kế - con chồng?
Tuy việc kể chuyện cho trẻ mang lại nhiều lợi ích, kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ, song cha mẹ cũng nên cẩn trọng như kể cho con những câu chuyện này, tránh việc cổ vũ những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời và sai lầm.