Người mẹ chính là tấm gương lớn nhất mà con cái soi vào, những kiểu người mẹ dưới đây dễ nuôi dạy nên đứa trẻ ương bướng, nổi loạn trong tương lai.
Tất cả cha mẹ trên thế giới này đều yêu thương con vô bờ bến, ai cũng mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình.
Chúng ta vẫn hay nói rằng, cha mẹ chính là người ''thầy'' đầu tiên của con cái, những cử chỉ, hành vi, lời nói của cha mẹ đều ảnh hưởng lớn tới con.
Tính nết, con người của trẻ chính là ''sản phẩm'' của sự giáo dục mà thành. 4 kiểu người mẹ dưới đây rất dễ nuôi dạy nên một đứa trẻ nổi loạn, bướng bỉnh, thậm chí bất tài trong tương lai.
Người mẹ luôn cằn nhằn, nói nhiều
Có rất nhiều bà mẹ ''mắc bệnh'' cằn nhằn, nói nhiều, nói mãi một vấn đề. Nếu trẻ chẳng may gây ra chuyện gì, người mẹ sẽ nhắc đi nhắc lại.
Mới đầu, trẻ có thể biết mẹ vì yêu thương và muốn tốt cho mình, trẻ có thể lắng nghe, nhưng nếu sự cằn nhằn lặp đi lặp lại sẽ gây gánh nặng cho trẻ, khiến trẻ chán nản, hình thành tư tưởng xấu là không muốn nghe mẹ nói, hay mẹ nói thì cứ nói, con nghe như không.
Chưa kể nếu mẹ nói quá nhiều, quá dai dẳng, trẻ sẽ sinh ra phụ thuộc vào cảm xúc của mẹ, trẻ khó hình thành tính cách độc lập. Dần dần, khi những lời nói của mẹ trở nên nhàm chán, trẻ sẽ trở nên bất cẩn, cầu thả, thiếu trách nhiệm, không tự lập cuộc sống của chính mình.
Người mẹ thích so sánh
“Con hãy nhìn những đứa trẻ con nhà người ta có hư như con không…”. Chắc chắn trong chúng ta, ai cũng từng nghe những câu đại loại như thế.
Người mẹ thích so sánh sẽ luôn lấy tiêu chuẩn của đứa trẻ khác áp đặt vào con mình. Mới đầu, có thể trẻ sẽ cảm thấy tự hổ thẹn với bản thân mà cố gắng, nhưng lâu dài, trẻ sẽ nhận ra dù trẻ có cố gắng thế nào cũng không đáp ứng được mong đợi của mẹ. Dường như mọi nỗ lực của trẻ đều trở nên vô nghĩa.
Lâu dần trẻ sẽ chán chường không muốn cố gắng, thời gian dài sẽ khiến trẻ mất tự tin, thiếu ý thức trách nhiệm. Điều này tác động rất xấu tới sự hình thành tâm sinh lý của trẻ, khiến trẻ trở nên hằn học, cáu kỉnh.
Người mẹ luôn có những yêu cầu hà khắc
Bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn con mình trở thành người hoàn hảo, hi vọng con mình biết mọi thứ và con phải thật xuất sắc về mọi mặt.
Bởi thế, bên cạnh việc học văn hóa, mẹ còn đăng ký cho con tham gia rất nhiều lớp học như múa, đàn, kỹ năng...
Trong bất cứ kỳ thi nào, mẹ cũng đều muốn con đứng đầu. Việc thua kém bạn khác là điều rất khó chấp nhận.
Mẹ đâu biết rằng, chính sự mong mỏi quá đà này của mẹ sẽ khiến trẻ bị áp lực nặng nề, phải lo lắng mà đáng ra ở tuổi của chúng, con phải được chơi, được vui vẻ khám phá cuộc sống muôn màu ngoài kia. Con sẽ vô tình bị ''cướp'' đi tuổi thơ, mất đi ý nghĩa tuổi thơ của mình.
Đáng sợ hơn, đứa trẻ bị kiềm chế khi còn nhỏ, lớn lên lại rất dễ nổi loạn, vấp ngã. Lý do là khi lớn, chúng thoát khỏi vòng tay của mẹ, nhìn bất cứ thứ gì cũng hấp dẫn, mới mẻ mà chưa hề có một chút kỹ năng sống nào. Những đứa trẻ như vậy rất dễ sa ngã.
Người mẹ ɫhường tự ý thay con lựa chọn và quyết định mọi việc
Người mẹ nào cũng muốn lo lắng và vun vén cho con mọi điều tốt đẹp nhất, tuy nhiên không ít người mẹ ɫhường can thiệp rất nhiều vào chuyện học hành, sinh hoạt của con.
Người mẹ này luôn cho rằng mình đúng, luôn làm theo ý mình và áp đặt suy nghĩ của mình vào con, cho rằng mẹ là người đi trước nên luôn có những lời khuyên cùng những định hướng đúng đắn.
Bởi thế, họ nghĩ với bổn phận làm con, trẻ bắt buộc phải nghe theo, không được làm trái dù thật sự điều đó không hẳn đã tốt cho con.
Một người mẹ luôn thay con lựa chọn và quyết định mọi việc, không cho con làm theo sở thích của mình sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác tự do, chúng sẽ cảm thấy bí bách vì không được làm theo thứ mình muốn.
Dần dần trẻ sẽ trở nên rụt rè, không dám làm bất cứ một việc gì vì thực sự chúng không biết việc đó đúng hay sai. Trẻ sẽ trở nên kém cỏi, nhu nhược, yếu đuối và bị động.
Thay vì lựa chọn thay con, mẹ hãy trao cho trẻ quyền tự quyết bởi bố mẹ không thể suốt đời thay con đưa ra mọi quyết định. Mẹ hãy cho con quyền lựa chọn để con có thể tự làm chủ cuộc đời của chính mình.