Phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ. Nói cách khác, cha mẹ chính là tấm gương lớn nhất cho con, về hành vi, đạo đức, lối sống... mỗi kiểu cha mẹ sẽ tạo ra những đứa con riêng biệt, khác nhau.
Đứa trẻ có cha mẹ hằn học, hay cãi vã tính nết cũng không thể dịu dàng. Đứa trẻ có cha mẹ hay bạo lực, quát tháo, tính tình nhất định có phần cục súc.
Và hiển nhiên, một đứa trẻ lớn lên trong môi trường giáo dục lành mạnh, có cha từ tốn, mẹ dịu dàng, ăn nói mực thước sẽ trở thành một đứa trẻ duyên dáng, lịch thiệp…
Cha mẹ có bao giờ tự hỏi, vì sao đứa trẻ nhà người khác mắc lỗi, chúng ta sẽ vui vẻ bỏ qua. Còn con mình mắc lỗi là không kiềm chế được mà quát tháo, thậm chí đánh đòn để qua cơn bực tức.
Tất cả đều sẽ tỏ ra thân thiện dù cho họ có bị nói xấu, làm tổn thương, người làm cha làm mẹ thu mình lại trước những phiền phức bên ngoài, nhưng lại giơ móng vuốt khi về nhà, trút vào con những cảm xúc tiêu cực nhất.
Khi con bị đánh, con không có ai để dỗ dành
Khi con bị đánh, con bị tổn thương bởi người thân gần gũi nhất
Khi con bị đánh, con không thể làm gì để giải tỏa nỗi uất ức. Mẹ có thể đi shopping nếu mẹ buồn, bố có thể cà kê vài cuộc nhậu khi 1 hợp đồng gặp trục trặc.
Theo các nhà tâm lý học, có 4 phong cách nuôi dạy con gây ra những tác động khác nhau lên hành vi sau này của trẻ.
Độc đoán
Cha mẹ nuôi dạy con theo phương pháp này thường thích áp đặt con cái. Trẻ sẽ phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt do cha mẹ thiết lập, nếu con làm sai hoặc không nghe lời sẽ bi phạt rất nghiêm khác.
Những đứa trẻ này lúc bé thường khá ngoan ngoãn, bao gì nghe đấy, tuy nhiên chúng thường cảm thấy không hạnh phúc, cô độc, hay bất mãn. Lớn lên thiếu năng lực xã hội, tự ti, thường sợ làm sai, sợ trách phạt. Luôn đánh giá mình thấp hơn người khác, kỹ năng giao tiếp kém.
Dân chủ
Những cha mẹ theo phương pháp dân chủ thường "giám sát và truyền đạt các yêu cầu rõ ràng đến con cái”. Họ quyết đoán, nhưng không xâm phạm hay hạn chế hành vi của trẻ. Nếu trẻ làm sai, họ sẽ không trừng phạt mà theo xu hướng hỗ trợ.
Đây là phương pháp nuôi dạy trẻ rất tốt, trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, được tôn trọng. Chúng biết mục tiêu mình cần làm gì, có thể bộc lộ mọi khả năng để làm việc đó mà không phải lo lắng xem có bị làm sai, trách cứ hay không. Chúng luôn cảm thấy tự tin, có chính kiến và tin tưởng vào cha mẹ nhiều hơn.
Dễ dãi, nuông chiều
Kiểu cha mẹ này yêu con vô bở bến, nhưng thường nuông chiều con quá mức. Để con được tự do làm những gì mình muốn, cung phụng cho con mọi thứ con cần.
Không yêu cầu, kiểm soát bất cứ hành vi nào của con. Kiểu cha mẹ này sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc vào cha mẹ, thiếu kỷ luật, cũng như thiếu khả năng chịu đựng áp lực, cạnh tranh.
Thờ ơ, không quan tâm
Những bậc cha mẹ này thường tỏ ra lãnh đạm với con, ít quan tâm đến trẻ, chỉ chu cấp cho con những nhu cầu cơ bản như: thức ăn, chỗ ở, giáo dục ở trường học nhưng lại tách rời bản thân khỏi sự phát triển của con mình.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình này thường cô đơn, không hạnh phúc, tính tình trầm lặng. Chúng thiếu tự tin vào bản thân, có xu hướng mất kiểm soát, lòng tự trọng thấp, không có khả năng thích nghi và có năng lực kém hơn các bạn đồng trang lứa.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 4 kiểu cha mẹ quyết định tương lai con trở thành người thế nào, thành công hay thất bại tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].