4 kiểu người dễ bị ung thư phổi nhất, ai cũng cần phải biết để phòng chống tốt nhất

Ung thư phổi là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với con người. Nếu bạn cũng thuộc một trong những đối tượng dễ mắc ung thư phổi dưới đây thì nên chủ động đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay. Đó là một căn bệnh đáng sợ từng gây ra 1,59 triệu ca tử vong vào năm 2012.

Tại Việt Nam, ung thư phổi xếp hàng đầu tiên trong 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới nam và nữ.

4 kiểu người dễ bị ung thư phổi nhất, ai cũng cần phải biết để phòng chống tốt nhất

Phổi giúp bạn thở và cung cấp oxy cho các phần còn lại của cơ thể nên nếu ung thư phổi không được phát hiện sớm thì các tế bào ung thư sẽ lan rộng hơn, gây tử vong hoặc tàn phế.

Đặc biệt, 4 đối tượng dễ bị ung thư phổi nhất, nếu bạn nằm trong danh sách này hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe của mình để phòng chống nhé.

1. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì nên chủ động đi khám để xét nghiệm sớm. Bởi bệnh này càng phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ càng cao.

Ngoài ra, những người có đề kháng kém thường không có sức đề kháng cao, từ đó làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết tố, có khả năng dẫn đến các bệnh về phổi.

2. Người hút thuốc nhiều

Ai cũng biết thuốc lá rất độc, cụ thể trong khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất độc hại, bao gồm 69 loại gây ung thư, kèm theo đó là chất gây nghiện và chất gây độc.

Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất độc hại

Các hợp chất độc hại gây ra ung thư bao gồm benzopyrene, nitrosamine, hợp chất thơm... Khi các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp sẽ gây viêm mãn tính, phá hủy tổ chức và biến đổi tế bào, dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.

Vì vậy, những người muốn phòng ngừa bệnh ung thư phổi cần tránh xa với khói thuốc lá.

2. Người mắc bệnh về phổi không được điều trị triệt để

Những người mắc bệnh về phổi mà không được điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì khả năng biến chứng thành ung thư phổi sẽ cao hơn hẳn những người khác. Điển hình là những căn bệnh như lao phổi, bệnh giãn phế quản...

Thêm nữa, những người mắc bệnh viêm phế quản hay viêm phổi mãn tính còn có thể bị sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, từ đó phát triển bệnh thành ung thư phổi.

3. Người sống trong môi trường ô nhiễm

Những người sống trong môi trường ô nhiễm lâu dài cũng có khả năng cao bị ung thư phổi

Chỗ bạn sống hoặc nơi làm việc bị ô nhiễm có thể chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi.

Đặc biệt, với những người thường xuyên phải tiếp xúc với amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt hoặc những công việc phải tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than... lại càng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.

Bên cạnh đấy, những người có công việc tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi bất kỳ lúc nào.

 

Khang Nhi /giadinhmoi.vn

Tin liên quan