Hội chứng ruột kích thích (Irritalbe bowel syndrome - IBS) là bệnh mãn tính về đường ruột, khiến người bệnh thường xuyên đau quặn bụng, đau có thể kèm táo bón, tiêu chảy hoặc cả 2 triệu chứng này. Bệnh khiến nhiều người lo lắng mình mắc bệnh nguy hiểm vì đau bụng mãi mà không tìm được nguyên nhân.
Tuy bệnh không thể chữa khỏi dứt điểm, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bạn vẫn có thể có cuộc sống thoải mái, sinh hoạt và làm việc bình thường nếu thực hiện những lưu ý sau.
Phát hiện đúng bệnh, dùng đúng thuốc điều trị là yếu tố đầu tiên và quyết định giúp người mắc hội chứng ruột kích thích “sống chung” hòa bình với căn bệnh này.
Nếu được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:
Tùy thuộc vào thể bệnh mà bạn mắc phải, bạn sẽ được kê đơn thuốc bổ sung chất xơ, thuốc nhuận tràng chống táo bón hoặc thuốc làm giảm tiêu chảy.
Ngoài ra, đa phần các trường hợp sẽ được kê thuốc chống co thắt đại tràng. Loại thuốc này giúp kiểm soát co thắt lớp cơ ở đại tràng và làm giảm đau bụng.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm giảm một số triệu chứng. Tuy nhiên, một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, vì vậy bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc trầm cảm kết hợp thuốc giãn cơ trong bàng quang và ruột.
Các loại thuốc chống trầm cảm có thể chứa một thuốc an thần nhẹ, có thể bị nghiện, vì vậy cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Với bất kỳ loại thuốc nào, thậm chí cả các loại thuốc như thuốc nhuận tràng và bổ sung chất xơ, bạn cũng cần lưu ý uống đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự động mua thuốc uống, uống theo đơn thuốc của người khác.
Điều bất ngờ là chìa khóa để điều trị hội chứng ruột kích thích thành công không chỉ là dùng thuốc, mà là kết hợp giữa các phương pháp điều trị với chế độ ăn, cũng như giảm thiểu tình trạng stress.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh các cảm xúc căng thẳng, rối loạn, tức giận, hoặc bị choáng có thể kích thích co thắt đại tràng ở những người bị hội chứng ruột kích thích.
Đại tràng có nhiều dây thần kinh kết nối với bộ não. Đại tràng được kiểm soát bởi một phần hệ thống thần kinh tự chủ, phản ứng với căng thẳng.
Vì vậy khi bị căng thẳng, người bị hội chứng ruột kích thích sẽ thấy những phản ứng tức thì như đầy bụng, gò cứng ở bụng, buồn đi ngoài...
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy hội chứng ruột kích thích bị ảnh hưởng bởi hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch lại chịu ảnh hưởng bởi căng thẳng. Với tất cả những lý do này, kiểm soát căng thẳng là một phần quan trọng của điều trị IBS.
Người mắc hội chứng ruột kích thích cần ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh, ăn cân bằng dinh dưỡng, không vì lý do đau bụng mà kiêng khem quá mức dẫn tới tình trạng cơ thể thiếu chất, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn theo kiểu thăm dò với tất cả các thực phẩm. Nghĩa là sẽ ăn từng ít một, nếu sau đó không thấy hiện tượng gì lạ thì có thể ăn tăng dần số lượng. Nếu thực phẩm nào ăn vào thấy bụng dạ khó chịu thì nên ngừng lại.
Đặc biệt, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh gây áp lực lên đường ruột, từ đó giảm được kích thích lên đại tràng.
Xem thêm: Những điều nên và không nên khi mắc hội chứng ruột kích thích
Người mắc hội chứng ruột kích thích thường rất ngại vận động, thể dục thể thao, đặc biệt là khi các triệu chứng bệnh bùng phát. Tuy nhiên, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn ngăn ngừa táo bón và giảm căng thẳng.
Các hình thức tập luyện mà bạn có thể thực hiện bao gồm:
Tất cả những môn tập ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đều tốt cho người mắc ruột kích thích. Hãy nhớ đi vệ sinh trước khi tập và tham vấn ý kiến của bác sĩ trước tập luyện.