Tại Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định về các trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí làm thẻ Căn cước công dân như sau:
- Có 3 trường hợp miễn lệ phí gồm:
+ Đổi Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
+ Đổi, cấp lại Căn cước công dân cho công dân là: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh/người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh/hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;
+ Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
- Có 3 trường hợp không phải nộp lệ phí gồm:
+ Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp Căn cước công dân lần đầu;
+ Đổi Căn cước công dân khi đến độ tuổi phải đổi (công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi);
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin do lỗi của cơ quan quản lý thẻ Căn cước công dân.
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chíp
Đối với công dân làm căn cước công dân gắn chíp lần đầu:
- Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu
Người dân mang theo giấy tờ sau đây: Sổ hộ khẩu
Sau đó điền thông tin vào tờ khai căn cước công dân mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.
Người dân cũng có thể điền tờ khai này tại nhà hoặc tại nơi được phát để điền trực tiếp.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ
Sau khi người dân xuất trình Sổ hộ khẩu và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thiện. Thì cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc thông tin được nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác về người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.
- Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Tại cơ quan tiếp nhận làm căn cước công dân, người dân sẽ được cán bộ thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dân, kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân theo mẫu CC02 rồi ký tên xác nhận thông tin.
- Bước 4: Trả kết quả.
Người dân sẽ được nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Thời gian trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Nơi nhận kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện. Thời gian giải quyết không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc. Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân).
Đối với người dân đổi từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân gắn chip thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Người dân mang theo Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân. Sau đó, điền vào tờ khai Căn cước công dân - mẫu CC01 tại Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.
Trường hợp người dân bị mất Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thì cần làm thêm đơn CMND01, đơn này cần có dấu xác nhận của công an cấp xã.
- Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với tờ khai. Nộp lại CMND cũ:
Đối với CMND 9 số mà còn rõ nét ảnh, số và chữ thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước chứng minh thư nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc chứng minh thư 9 số có trách nghiệm cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân;
Đối với trường hợp chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét ảnh, số và chữ thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành thu, hủy chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân.
Đối với CMND 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả CMND đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.
Trường hợp mất CMND 9 số làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số CMND 9 số đã mất cho công dân.
- Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay.
- Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và nộp lệ phí.
Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: Tại thành phố, thị xã không quá 7 ngày làm việc; Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc; Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc (Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).
Thủ tục cấp đổi từ Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip tương tự như đổi CMND 9 số, 12 số sangCăn cước công dân gắn chip. Tuy nhiên, khi đổi Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip thì Căn cước công dân mã vạch bị thu lại (khoản 3 Điều 24 Luật Căn cước công dân).
An AnBạn đang xem bài viết 6 trường hợp được làm Căn cước công dân gắn chip miễn phí, thủ tục làm thẻ gồm những gì? tại chuyên mục Đáng chú ý của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].