Viêm khớp là bệnh gì?
Viêm khớp là một tình trạng viêm của khớp và có thể ảnh hưởng lên nhiều khớp. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
- Viêm xương khớp
Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến lớp đệm của sụn khớp, dẫn đến đau đớn và khó khăn trong di chuyển. Khi viêm nặng, sụn bị phá hủy có thể dẫn đến xương bị ma sát, khớp bị biến dạng và xương di chuyển khỏi vị trí bình thường. Viêm xương khớp thường xảy ra ở khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên.
- Viêm khớp dạng thấp
Những người từ 40 đến 50 tuổi có tần suất mắc viêm khớp dạng thấp cao.
Phần màng che phủ khớp là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng. Sau đó, tình trạng viêm sẽ lan đến những khớp xung quanh. Nếu một người bị viêm khớp dạng thấp, người đó sẽ bị biến dạng khớp. Điều này có thể dẫn đến gãy xương và sụn. Nghiêm trọng hơn, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mô mềm và các cơ quan khác.
Dưới đây là những thực phẩm phổ biến nhất gây viêm đau ở những người bị viêm khớp:
1. Sản phẩm sữa
Các sản phẩm sữa có chứa một loại protein được cho là gây kích ứng các mô xung quanh khớp của bạn và dẫn đến tình trạng viêm.
Bạn có thể thay thế protein trong sữa bằng các thực phẩm như: quinoa, đậu lăng, hạt bơ, đậu phụ, đậu và rau bina.
2. Đường
Ăn quá nhiều đường hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng viêm. Đó là do sự tăng đột biến của các hợp chất glycate hóa có hại (hoặc AGEs).
AGEs bắt nguồn từ thức ăn chúng ta ăn hàng ngày. Chúng cũng được hình thành trong cơ thể chúng ta khi đường dư kết hợp với protein.
AGEs gây ra sự lão hóa nhanh, tăng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và viêm.
Đường chế biến cũng khiến cơ thể giải phóng các cytokine và chất này gây viêm.
3. Mì chính (bột ngọt)
Phụ gia thực phẩm không tốt cho những người bị viêm khớp và mì chính là một ví dụ điển hình. Vấn đề chính là nó chứa một lượng natri có thể khiến giữ nước và sưng.
Bạn nên tránh những đồ ăn thêm nhiều bột ngọt như: salad trộn, hỗn hợp súp, thức ăn nhanh và thịt nguội.
4. Rượu
Uống rượu thường xuyên khiến bạn dễ mắc bệnh gút, có thể gây viêm khớp đặc biệt ở bàn chân.
Khi bạn bị bệnh gút, axit uric không được chuyển hóa chính xác, tạo ra các tinh thể nhỏ gây kích thích ở khớp và dẫn đến viêm.
Uống quá nhiều rượu cũng buộc gan của bạn phải làm việc quá sức khiến nó suy yếu và gây ra tình trạng viêm nhiều hơn.
5. Muối
Cơ thể không thể hoạt động khi thiếu muối, nhưng ăn quá nhiều muối gây cao huyết áp, góp phần dẫn tới đột quỵ, bệnh thận và đau tim. Quá nhiều muối cũng khiến cơ thể mất canxi, dẫn đến loãng xương. Muối gây viêm tế bào và làm cho khớp bị tổn thương. Các món ăn nhiều vị mặn tuy đậm đà nhưng lại là thực phẩm gây viêm khớp.
Cách đơn giản nhất để cắt giảm lượng muối nạp vào cơ thể là ngừng ăn thực phẩm chế biến, thực phẩm chiên. Cả hai loại thực phẩm này đều có độ mặn cao.
6. Thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều thành phần gây viêm. Một trong những thành phần nguy hiểm nhất là chất béo chuyển hóa hoặc dầu hydro hóa một phần. Người ta cho rằng dầu hydro hóa một phần gây viêm hệ thống, đồng thời góp phần dẫn tới hàng loạt bệnh từ bệnh tim mạch cho đến ung thư.
Khi đi mua hàng, bạn hãy đọc nhãn mác cẩn thận vì chỉ cần hàm lượng nhỏ chất béo chuyển hóa hay dầu hydro hóa cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.