Kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
1. Nghe tiếng Anh hàng ngày
Tạo thói quen nghe tiếng Anh hàng ngày bằng các cách như nghe đài/podcast tiếng Anh, xem chương trình TV tiếng Anh, xem các bộ phim tiếng Anh.
2. Kết bạn với người nói tiếng Anh
Hãy trò chuyện với những người bạn nói tiếng Anh, thực hành các đoạn hội thoại, có thể tham khảo từ sách tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu.
3. Đọc truyện tiếng Anh
Bạn có thể bắt đầu với các cuốn sách thiếu nhi bằng tiếng Anh, đọc các quảng cáo, biển hiệu, nhãn dán sản phẩm,...
4. Viết lại từ mới
Hãy có cho bản thân một quyển vở ghi lại từ mới. Viết các từ mới theo thứ tự bảng chữ cái (A, B, C). Sau đó, đừng quên đặt câu ví dụ cho các từ mới bạn vừa ghi lại.
5. Viết nhật ký tiếng Anh
Hãy bắt đầu với những dòng nhật ký chỉ 1 câu. Bạn có thể viết về cảm xúc của bạn, về thời tiết hoặc việc gì đó mà bạn đã làm trong ngày. Hôm sau, hãy viết một câu khác.
6. Ghé thăm một quốc gia nói tiếng Anh
Để học tiếng Anh nhanh hơn, hãy đắm mình trong một môi trường toàn tiếng Anh, ví dụ như đi du lịch ở một quốc gia nói tiếng Anh.
Hãy ở cùng một gia đình bản xứ, nghe người bản xứ nói chuyện bằng tiếng Anh.
Người mới bắt đầu học tiếng Anh nên học gì?
Với những người mới, hãy bắt đầu học từ những bài học cơ bản.
1. Bảng chữ cái, con số
Bước đầu để học một ngôn ngữ là làm quen với bảng chữ cái.
Tiếng Anh có tổng cộng 26 chữ cái từ A đến Z. Để luyện phát âm, bạn có thể học theo bài hát ABC rất đơn giản và dễ thuộc.
Đồng thời, bạn nên thực hành các con số trong tiếng Anh. Học cách phát âm và cách viết con số sẽ rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.
2. Ngữ pháp cơ bản
Tiếng Anh có 8 từ loại cơ bản giúp chúng ta học ngữ pháp và tạo thành những câu hoàn chỉnh mà người khác có thể hiểu được.
Đó là danh từ, đại từ, tính từ, động từ, trạng từ, liên từ, giới từ và thán từ.
Ngoài ra, có một số bài học ngữ pháp cơ bản bạn nên học. Ví dụ như khi nào dùng any hay some, sự khác nhau giữa in, to, on và at...
3. Chính tả
Ngay cả nhiều người bản ngữ cũng gặp khó khăn với chính tả tiếng Anh.
Có rất nhiều mẹo đánh vần tiếng Anh, và thường thì cách viết của một từ trông không giống với cách đọc. Cũng có những từ đọc giống nhau nhưng viết khác nhau và nghĩa cũng khác nhau, ví dụ to, two, và too.
Nếu không muốn những vấn đề chính tả này khiến bạn nản lòng, hãy học ngay từ khi bắt đầu.
4. Động từ, trạng từ, tính từ
Những từ loại khó hiểu nhưng quan trọng nhất trong tiếng Anh là động từ, trạng từ và tính từ.
Mỗi từ loại có một cách sử dụng khác nhau trong ngữ pháp và tất cả đều tốt cho người mới bắt đầu học.
Động từ là những từ chỉ hành động; chúng cho chúng ta biết điều gì đang xảy ra và chúng thay đổi thì dựa trên việc hành động đó diễn ra ở quá khứ, hiện tại hay tương lai.
Ngoài ra còn có các trợ động từ như be, do, have. Những động từ này hầu như có trong mọi câu.
Trạng từ dùng để miêu tả, gồm các từ như quickly, never, and above. Tính từ cũng dùng để miêu tả, nhưng chúng cho chúng ta biết một vật có tính chất như thế nào. Ví dụ, Ashley is shy (Ashley nhút nhát) hoặc the building is big (tòa nhà lớn).
5. Những bài học cần thiết khác trong tiếng Anh
Còn rất nhiều điều bạn cần học trong tiếng Anh.
Bạn sẽ thấy ngày càng dễ dàng khi đã học nhiều hơn và thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
Đầu tiên, bạn cần học cách đề nghị người khác giúp đỡ khi ở trong một lớp học tiếng Anh. Giáo viên có thể không biết rằng bạn chưa hiểu, nên bạn cần học một số cụm từ cơ bản.
Để xây dựng vốn từ, bạn hãy bắt đầu học top 50 hoặc 100 từ thông dụng nhất được sử dụng trong tiếng Anh. Đây là những từ đơn giản mà chúng ta sử dụng mọi lúc, ví dụ như and (và), listen (lắng nghe), yes (vâng, ừ, có,...).
Một bài học quan trọng không kém là cách đọc giờ. Bài học này liên quan đến các con số và sẽ giúp bạn hiểu mình cần có mặt ở đâu lúc nào để không bị muộn.
(Theo englishclub, thoughtco)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 mẹo học tiếng Anh cho người mới bắt đầu tại chuyên mục Học Tiếng Anh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].