1. Bụng
Bụng là nơi dễ tích mỡ nhiều nhất trên cơ thể và cũng là nơi dễ nhận thấy mỡ thừa nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tích mỡ vùng bụng là do chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột, đường cùng thói quen ít vận động, ngồi nhiều.
Vùng bụng có 2 loại mỡ. Một là mỡ nằm sát trên bề mặt da mà bạn có thể cảm nhận ngay khi chạm vào da.
Hai là mỡ nằm gần dạ dày khiến bụng trương lên mà bạn không thể cảm nhận được bằng tay.Béo bụng có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, ngưng thở khi ngủ...
2. Mông
Những người có dáng hình quả lê thường gặp vấn đề về mỡ ở mông. Mông tích nhiều mỡ rất dễ bị chảy xệ và khiến chủ nhân không thoải mái khi vận động. Nó cũng khiến da ở vòng 3 dễ bị rạn hoặc sần vỏ cam.
Do đó, bạn cần phải luyện tập để sở hữu vòng 3 vừa nở nang, vừa săn chắc và có thể tự tin để diện những bộ bikini gợi cảm.
3. Đùi
Đùi là một trong những vị trí khó triệt tiêu mỡ nhất trên cơ thể. Nguyên nhân là do cấu tạo của đùi khá phức tạp.
Mỡ đùi có thể hình thành do thói quen ít vận động. Ngoài ra, tuổi tác cũng gây ra tình trạng đùi ếch. Phụ nữ càng lớn tuổi, đùi càng tích nhiều mỡ do khả năng đốt cháy calo bị giảm.
4. Lưng
Lưng là vị trí không dễ tích mỡ nhưng một khi bạn đã bị mỡ "bao vây" thì rất khó để giảm.
Mỡ ở vùng lưng có thể hình thành do yếu tố di truyền hoặc do mặc quần áo quá chật. Khi mặc những chiếc bra ôm quá sát người, lưu thông máu bị ức chế, khiến cơ thể phát triển không đồng đều từ đó xuất hiện mỡ thừa ở sau lưng.
5. Cánh tay
Cánh tay là nơi ít bị tích mỡ hơn hẳn so với các bộ phận nói trên vì ở đây có khá ít tế bào mỡ. Tuy nhiên khi bặn tăng cân quá mức hoặc mỡ ở các bộ phận khác đã "quá tải" và di chuyển đến cánh tay.
Cách để giảm mỡ hiệu quả nhất đó chính là duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, đồ chiên rán; chăm chỉ tập luyện để tiêu hao bớt năng lượng và mỡ thừa.
Khang nhiBạn đang xem bài viết 5 bộ phận trên cơ thể dễ tích mỡ nhiều nhất, dễ xấu nhất nếu ăn uống qúa đà tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].