Vì sao lại gọi là Đông trùng Hạ thảo?
Đông trùng Hạ thảo là một loại nấm dược liệu có dạng ký sinh của nấm trên cơ thể ấu trùng bướm.
Vào cuối thu, trên những vùng đất cao thuộc dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng, sau khi phát triển đến mức cực đại, ấu trùng bắt đầu đi tìm những nơi đất mềm, xốp để chui xuống tìm chỗ ngủ đông.
Nhưng trong quá trình sinh trưởng, ấu trùng này đã nhiễm bào tử của một loài nấm túi đã theo đường ăn uống hoặc hô hấp của ấu trùng mà thâm nhập vào và ký sinh trong nó.
Chỉ khi nào ấu trùng của loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette và bào tử nấm thuộc chi Ophiocordyceps (hoặc chi Cordyceps) mới có khả năng hình thành Đông trùng Hạ thảo. Như vậy, cơ hội để hình thành Đông trùng Hạ thảo rất hiếm hoi.
Vào mùa đông, bào tử nấm chưa phát triển mà chỉ là ấu trùng loài bườm, nên gọi “đông trùng”. Đến mùa xuân, khi thời tiết ấm áp, những tế bào nấm tiến hành phân bào và hấp thụ dưỡng chất từ ấu trùng để mọc thành cây nấm– “hạ thảo”. Hành trình hình thành Đông trùng Hạ thảo là như vậy.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng, Đông trùng Hạ thảo được xem là có sự cân bằng tuyệt vời giữa âm và dương, bởi nó vừa là thực vật vừa là động vật, được hình thành vào mùa đông và trưởng thành vào mùa hạ.
Từ lâu, y học Trung Hoa và Tây Tạng đã coi nó là dược liệu quý hiếm thường dùng bồi bổ cơ thể cho những bậc vua chúa và bậc quyền quý.
Loại Đông trùng Hạ thảo tự nhiên này được gọi là Cordyceps Sinensis. Ngày nay, các đề tài khoa học đã chứng minh lâm sàng dược tính hữu hiệu của Đông trùng Hạ thảo.
Tranh cãi về tên gọi Đông trùng Hạ thảo
Cũng từ đó, tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam, giới khoa học đã tìm ra các loại nấm có cùng chi họ với nấm ký sinh trên các ký chủ nhộng tằm, giá thể (gạo lứt, nước cốt dừa, bột nhộng tằm…).
Loại Đông trùng Hạ thảo có cơ chế giống như vậy đang được nuôi phổ biến tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam là Cordyceps Militaris (có thể gọi là Đông trùng Hạ thảo nuôi, hoặc nhộng Đông trùng Hạ thảo, hoặc nấm Đông trùng Hạ thảo)
Các báo cáo khoa học được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ và các tạp chí khoa học quốc tế khác đều cho thấy Đông trùng Hạ thảo nuôi cấy có thành phần cũng không thua kém gì đông trùng hạ thảo trong tự nhiên, thẩm chí hàm lượng Cordycepin, Adenosine còn cao hơn hẳn.
Các chuyên gia cho rằng, việc gọi chung thành Đông trùng Hạ thảo thể hiện có chung nguồn gốc, có chung tính năng tác dụng. Mặt khác, các tên gọi như "nấm Đông trùng Hạ thảo" hoặc "nhộng trùng thảo" cũng không thể hiện được hết đặc tính bao trùm của Đông trùng Hạ thảo.
Vì Đông trùng Hạ thảo tự nhiên cũng là do loại nấm ký sinh trên "ấu trùng bướm", và cũng có loại tự nhiên tìm thấy dưới dạng ký chủ "nhộng".
Tại cuộc tọa đàm về thị trường Đông trùng Hạ thảo, nhiều nhà khoa học, diễn giả tham gia đều cho rằng không cần phải tranh cãi tên gọi với loại Đông trùng Hạ thảo nuôi cấy.
Điều quan trọng là cần làm thế nào để quản lý thị trường này, khiến nó trở nên minh bạch và đáp ứng mong muốn phổ biến dược liệu quý giá này đến nhiều người dùng.
Đầu năm 2018, Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ phối hợp với nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật được đào tạo từ Hàn Quốc về, trong đó trưởng nhóm là Tiến sĩ Hoàng Văn An đã hội tụ để xây dựng phòng thí nghiệm ứng dụng nghiên cứu về Đông trùng hạ thảo của mình tại Hàn Quốc.
Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia đã thử nuôi các loại giống nấm đông trùng hạ thảo khác nhau đang xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Kết quả, nhóm khoa học đã chọn được giống nấm Đông trùng Hạ thảo có nguồn gốc Hàn Quốc và Nhật Bản có khả năng ứng dụng cao nhất với hàm lượng Cordycepin cao.
Viện đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Đông trùng Hạ thảo TASHI, đây là loại Đông trùng Hạ thảo nuôi cấy.
Bạn đang xem bài viết Vì sao lại gọi là Đông trùng Hạ thảo? Đông trùng Hạ thảo nuôi cấy được hiểu thế nào? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].