1. Trước mặt nhiều người đừng vội trách con
Trước mặt nhiều người, không nên trách mắng trẻ, trước hết hãy giữ thể diện cho con, nếu không con sẽ cảm thấy bị mất lòng tự trọng. Mà bạn biết không gì có thể so với việc một con người bị đánh mất lòng tự trọng rồi đấy!
2. Khi con đã biết hối hận
Nếu trẻ đã cảm thấy có lỗi với việc mình làm, người lớn cũng không nên trách mắng nhiều nữa. Thậm chí nếu con đã biết lỗi, người lớn vẫn cứ cố tình mắng mỏ, không chừng gây phản tác dụng.
3. Khi đã khuya cũng không nên trách mắng
Sắp đến giờ trẻ đi ngủ, nếu cha mẹ nặng lời, sẽ gây những tổn thương, tâm lý nặng nề khiến con khó ngủ. Có khi con trằn trọc, sinh ác mộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần ngày hôm sau cũng như việc tăng trưởng cơ thể. Đừng để sai lầm của trẻ ngày hôm qua ảnh hưởng đến cả ngày hôm sau. Vì vậy trách mắng lúc đêm khuya không phải việc làm thông minh.
4. Trong bữa ăn không khiển trách trẻ
Khả năng hấp thụ, tiêu hóa có liên quan nhiều đến yếu tố tinh thần. Việc bị mắng trong lúc ăn khiến tâm lý trẻ bị ức chế, ảnh hưởng đến dạ dày. Nếu thường xuyên bị mắng trong khi ăn, trẻ có thể mắc bệnh về tiêu hóa.
5. Trong những ngày kỷ niệm, sinh nhật
Trong những dịp vui, trẻ đang vui mừng không được trách mắng con. Khi con người vui mừng, kinh mạch huyết quản đang hoạt động thông suốt. Nếu bất ngờ bị trách mắng, kinh mạch huyết dịch lập tức như bị chặn lại, rất có hại cho sức khỏe.
6. Lúc đau buồn
Ngược lại lúc con trẻ đang đau buồn, khóc lóc, cha mẹ lại cũng trách mắng để con khóc to hơn, không khác gì đổ thêm dầu vào lửa, hoàn toàn không tốt cho tâm tình của con.
7. Trẻ đang đau ốm không trách mắng
Khi con trẻ đau ốm là lúc cơ thể đang yếu đuối, trẻ cần được cảm nhận sự yêu thương, ấp ủ của cha mẹ, điều đó còn quan trọng hơn mọi loại thuốc.
Bảo AnhBạn đang xem bài viết Tuyệt đối không mắng trẻ trong trường hợp sau, hậu quả ngay trước mắt tại chuyên mục Trẻ em của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].