>>> Đột quỵ ập đến rất nhanh: 6 dấu hiệu, 5 bước sơ cứu, 4 cách phòng ngừa ai cũng cần biết
Ngày 14/3, Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ được gia đình đưa đến cấp cứu ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ: ý thức suy giảm, liệt nửa người phải,…
Bệnh nhân tên L.T.B., 58 tuổi, quê Vĩnh Phúc, có tiền sử hẹp van tim, rung nhĩ, hẹp van 2 lá đang duy trì thuốc, nhập viện trong tình trạng hôn mê, liệt hoàn toàn nửa người phải.
Nhận định cho một trường hợp đột quỵ não giờ thứ 2, kíp cấp cứu đột quỵ được khởi động. Hình ảnh chụp mạch máu não cho kết quả “Nhồi máu não do tắc động mạch não giữa trái”.
Ngay lập tức bệnh nhân được chuyển đến phòng can thiệp với chỉ định lấy huyết khối (cục máu đông) bằng dụng cụ cơ học.
Sau gần 1 ngày kể từ khi vào viện, bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, hết yếu liệt chi. Do có bệnh lý tim mạch nên bệnh nhân tiếp tục được điều trị tích cực, hội chẩn chuyên khoa Tim mạch để có kế hoạch dự phòng tốt nhất.
Các bác sĩ cho biết, nhờ nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ cũng như quyết định đưa đi cấp cứu sớm kịp giờ vàng của người thân, nữ bệnh nhân 58 tuổi đã thoát khỏi nguy cơ tàn phế một cách kỳ diệu.
>>> Dấu hiệu lạ giúp gia đình phát hiện chàng trai 21 tuổi bị đột quỵ
“Giờ vàng” hay Thời gian vàng trong điều trị đột quỵ nhồi máu não là 4,5 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên;
Cứ 30 phút trôi qua, một bệnh nhân đột quỵ đáng nhẽ được cứu lại tử vong hoặc chịu tàn phế vì không được đưa vào bệnh viện phù hợp.
Bệnh viện phù hợp để điều trị đột quỵ là bệnh viện có khả năng điều trị tái thông mạch và gần nhất.
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết Thoát nguy cơ tàn phế nhờ người thân phát hiện dấu hiệu đột quỵ, đưa đi cấp cứu sớm trong giờ vàng tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].