Ông nổi tiếng với biệt danh "ông chú Pokemon". Thời điểm đầu tiên ông "nhập môn" trò chơi này là năm 2016, khi con trai ông thử dạy bố chơi Pokémon GO.
Dần dà, số máy được lắp trên dàn game gắn với con xe đạp chiến của ông càng nhiều lên, từ 6 cho tới nay là 11, và dự định còn được tăng lên 15 trong tương lai gần.
Trong đó, có những máy đã đạt level 30 - một mức khá đáng kể và tốn công kiên trì cho bất kỳ game thủ nào.
Hiện "ông chú Pokemon" đã tiêu hơn 1.290 USD mỗi tháng cho sở thích kỳ lạ này.
Ông Chen sử dụng 11 chiếc smartphone của mình, nhờ đó ông có thể chạy loanh quanh suốt đêm để bắt Pokemon tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan.
Ngoài thời lượng pin có sẵn, ông còn mang theo tận 9 cục pin dự phòng trong túi xe đạp, sẵn sàng ứng chiến bất cứ lúc nào.
Đôi khi, ông mải mê đến nỗi lang thang ngoài phố tới 4 giờ sáng để bắt quái, chinh đồ, 10 ngón tay làm việc liên tục để ném bóng Poké tìm thú ảo cho 11 chiếc smartphone.
Điểm đến ưa thích của ông trên con đường bắt thú là một công viên gần nhà, với tần suất 5-6 lần/tuần lượn lờ qua rồi nán lại để tìm kiếm những con Pokémon mới.
Theo Chen thì chơi Pokemon Go giúp ông gặp gỡ được nhiều người bạn mới và ngăn ngừa căn bệnh mất trí nhớ khá phổ biến ở người cao tuổi, Alzheimer.
Được phát hành vào tháng 7/2016, Pokemon Go đã nhanh chóng càn quét khắp thế giới và giúp cổ phiếu của Nintendo tăng đến chóng mặt.
Trong tựa game này, người chơi sẽ sử dụng chiếc smartphone của họ để bắt những con thú ảo xuất hiện trong môi trường thế giới thực thông qua công nghệ thực tế tăng cường (AR).
Họ vuốt những quả bóng Pokeball trên màn hình sao cho nó chạm vào con thú kia để bắt chúng và huấn luyện cho chúng lên cấp.
Tuy nhiên, Pokemon Go cũng bị chỉ trích khá nhiều khi nó được cho là nguyên nhân làm tăng nguy cơ chết hoặc chấn thương, khi mà người chơi quá chăm chú vào thế giới ảo và mất tập trung ở thế giới thực.
Tuấn AnhBạn đang xem bài viết Ông lão 70 tuổi gắn 11 điện thoại trên xe đạp đi bắt Pokemon, giới trẻ phải ngả mũ tại chuyên mục Xã hội của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].