Khi gia đình tôi chuyển đến đây, tôi đã thấy hiện hữu ngôi chùa. Tôi nghe kể rằng nội tôi đã hiến đất xây nên. Ngôi chùa chìm trong một rừng cây ăn trái: nào là mít, mãng cầu, nào là dừa, chôm chôm... Lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau, kéo đến nô giỡn khi đến mùa các cây có trái. Nói rằng nô giỡn nhưng đúng nghĩa là đến phá. Lũ con gái chúng tôi bị mang tiếng phá vì góp phần cười rúc rích khi mấy bạn con trai lên hái trộm trái cây. Các nữ tu nhí hay gọi là gì nhỉ - nam còn gọi là chú tiểu, còn nữ gọi là gì đến giờ tôi cũng chưa biết - nữ tu nhí ra la chói lói - lũ chúng tôi đáp lại: "Tu mà dữ như quỷ!" Giờ nghĩ lại: không biết chúng tôi là "quỷ" hay nữ tu ấy là "quỷ" nữa.
Ngôi chùa trên đất nội
Bẵng đi vài năm, chúng tôi trở nên dịu dàng hơn vì trong chùa xuất hiện một thầy tu rất đẹp trai, tối tối chúng tôi kéo nhau đến nghe thuyết pháp để ngắm thầy hay để tò mò về thầy, vì sao trẻ mà đi tu, và chính những ngày nghe thuyết pháp ấy, chúng thôi mới thật sự ngắm được bên trong ngôi chùa. Nhiều ông Phật màu vàng được ngồi chễm chệ trên cao, đôi mắt nhắm nghiền như đang ngủ. Chúng tôi rù rì nhau: "Phật bằng vàng thiệt hay vàng giả, nếu là thiệt, bị ăn trộm thì sao?" Tự nói rồi tự trả lời: "Ông Phật biết hết đó, nếu lấy thì xuống Diêm Vương sẽ chặt đầu". Rồi không ai bảo ai, chúng tôi ngồi niệm Phật giống như thầy tu.
Riết rồi thành thói quen, 7 giờ tối nghe tiếng chuông chùa, chúng tôi rủ nhau qua tụng kinh, niệm Phật. Nghe những lời thầy tu dạy, chúng tôi như nghe những lời Phật dạy: ăn ở hiền từ, giúp nhau khi hoạn nạn, không được hại người, tôn kính ông bà cha mẹ... Đó như những bài đạo đức thầy cô luôn dạy chúng tôi khi ở trường, cha mẹ luôn dạy chúng tôi mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi như nuốt từng lời. Nó thấm sâu vào trong tim, trong suy nghĩ, trong từng hành động, từng lời nói của tôi. Nó thôi thúc tôi thốt ra những lời yêu thương trong từng lời giảng đối với học sinh, trong từng lời dạy đối với những đứa con thân yêu, từng hành động đối với ông bà, cha mẹ và ẩn trong suy nghĩ của tôi khi ai đó viết trên facebook, zalo là cần một sự chia sẻ hay giúp đỡ.
Dẫu gì đi nữa, nhờ có ngôi chùa - nơi chúng tôi thường tới lui - nơi đó có những con người đã giáo dục chúng tôi trở thành người tốt.
Góc nhà tôi ngắm qua ngôi chùa
Giờ chúng tôi mỗi người cũng đã có một gia đình hạnh phúc, tôi phải lo toan cuộc sống, không có thời gian để mỗi ngày đến chùa, nhưng hàng ngày đi ngang qua vẫn gợi cho tôi hình ảnh người thầy - nhiều ánh mắt của nhiều tượng Phật - luôn dõi theo, phù hộ tôi và luôn nhắc nhở tôi phải sống vui, sống khỏe và giúp ích cho đời.
Tiếng chuông chùa lại vang lên - khác hình ảnh xưa - tôi không vào nghe thuyết pháp - giờ: tôi lại vào bàn làm việc - vì cuộc sống...
Tôi vẫn yêu ngôi chùa - yêu tiếng chuông chùa - Ngôi chùa Pháp Long - ngôi chùa trên đất nội yêu thương. Yêu ngôi chùa - con yêu nội.
Với mong muốn cổ vũ những giá trị sống nhân văn, tốt đẹp; tuyên truyền về văn hóa sống mới: sống xanh – sống đẹp; nhân rộng những điển hình phát triển bất động sản biết chăm lo, hướng tới các giá trị sống đích thực cho cư dân, lấy cư dân làm trung tâm; phát hiện tôn vinh những cộng đồng cư dân, những không gian sống kiểu mẫu, những tấm gương tập thể/cá nhân có nhiều đóng góp hình thành nên các khu đô thị đáng sống đồng thời mong muốn tạo lập một diễn đàn cho mọi tầng lớp cư dân chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận, mong đợi về “Nơi tôi sống” của chính mỗi người… Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (www.reatimes.vn) và Tạp chí điện tử Gia Đình Mới (www.giadinhmoi.vn) quyết định tổ chức Cuộc thi mang tên: Nơi Tôi Sống.
Gửi bài dự thi kèm thông tin: Tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email, Facebook cá nhân.
Email:[email protected]
Điện thoại: 0986 321 888; 024 6666 0899
Để biết thêm chi tiết và thể lệ cuộc thi, mời bạn xem tại đây.
Trần Mỹ LệBạn đang xem bài viết [Nơi tôi sống] - Ngôi chùa ở xóm tôi tại chuyên mục Nơi tôi sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].