Những thói quen hàng ngày ai cũng mắc phải gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe và công việc

Nếu bạn vẫn vô thức làm những điều này thì chất lượng cuộc sống, công việc và sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

1. Lướt Facebook một cách thụ động

facebookvideo-20170310051034597

Theo các nhà khoa học, có hai kiểu dùng Facebook là thụ động và chủ động. 

Sử dụng chủ động là bạn trao đổi trực tiếp với mọi người, đăng trạng thái, bình luận ở những trạng thái của người khác.

Sử dụng thụ động là bạn chỉ tiếp thu thông tin, lướt trang chủ, nhấn "thích". Hầu hết chúng ta thường dùng Facebook một cách thụ động. 

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Tâm lý học Thử nghiệm cho biết sử dụng Facebook thụ động có thể làm tâm trạng chúng ta tệ hơn, vì chúng ta có thể thấy ghen tị với cuộc sống của những người khác, với những gì họ khoe khoang trên Facebook. 

Vậy nên thay vì lướt Facebook đơn thuần, hãy nghĩ đến việc nhắn tin cho người bạn cũ, bình luận trong một bức ảnh gia đình hạnh phúc của bạn bè. 

2. Thức quá khuya

Các nhà khoa học đã phát hiện một hiện tượng rất phổ biến thời nay gọi là "trì hoãn đi ngủ", tức là bạn đi ngủ muộn hơn dù không có yếu tố bên ngoài nào ngăn cản việc bạn đi ngủ.

Ví dụ bạn liên tục cố xem nốt hết tập này đến tập khác của một bộ phim mà chính bạn cũng thấy là "không quá hay".

Điều này không chỉ ngớ ngẩn mà còn rất tai hại. Nhiều trường hợp mất ngủ tai hại ngang với việc hút thuốc

Vì vậy hãy tắt điện thoại, TV và đi ngủ đúng giờ để thức dậy khỏe khoắn vào sáng hôm sau và khỏe mạnh cho nhiều năm sau nữa.

3. Nghe nhạc liên tục trong khi làm việc

Nhiều người nghĩ rằng nghe nhạc sẽ giúp họ tăng tập trung khi làm việc, nhưng thực tế không hẳn vạy.

Nhà thần kinh học đồng thời là nhạc sĩ Daniel Levitin cho biết năng suất làm việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi nghe nhạc nếu đang làm những công việc trí tuệ (suy nghĩ, đọc, viết,...)

Nhạc sẽ chỉ có tác dụng nếu bạn đang làm những công việc có tính lặp đi lặp lại hay buồn tẻ, chẳng hạn như làm việc ở một dây chuyền lắp ráp hay lái xe nhiều giờ liền. Trong những trường hợp này âm nhạc mới có thể nâng cao tinh thần của bạn.

Chuyên gia Levitin cho rằng bạn nên nghe nhạc khoảng 10-15 phút trước khi bắt đầu công việc tập trung để có một tâm trạng tốt và thoải mái. 

4. Làm những việc dễ nhất trước

Nhiều người thường làm những việc dễ trước để nhanh chóng hoàn thành, nhưng theo các chuyên gia bạn nên làm việc khó nhất trước.

Như đại văn hào Mark Twain nói: "Nếu bạn ăn một con ếch sống trước tiên vào buổi sáng thì sau đó sẽ chẳng còn điều tồi tệ nào hơn xảy ra với bạn trong cả ngày."

sai lam ban lap di lap lai

Nhiều nghiên cứu cho rằng, ý chí sẽ giảm dần trong ngày, do đó bạn nên làm công việc đòi hỏi nhiều sự tập trung ngay buổi sáng. 

Bắt đầu những nhiệm vụ khó khăn nhất ngay buổi sáng cũng rất có ích vì trong ngày có thể phát sinh thêm nhiều việc khác xen giữa kế hoạch làm việc của bạn.

5. Xem hộp thư liên tục

Nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi liên tục giữa các nhiệm vụ và xem hộp thư sẽ khiến bạn làm việc mất thời gian hơn tới 40%. 

Dù bạn cứ nghĩ mình đang tăng năng suất vì đa tác vụ nhưng thực tế không phải vậy.

Một cách giải quyết đơn giản theo nhà tâm lý học Ron Friedman là tắt thông báo hộp thư khi bạn đang làm việc quan trọng và lên lịch cố định thời gian để xem và trả lời thư. 

6. Để điện thoại trên bàn làm việc

Để điện thoại ở chế độ "rung", thậm chí là tắt điện thoại vẫn là chưa đủ vì điện thoại ở gần vẫn sẽ tác động đến sự nhận thức của bạn - dù bạn không nhận ra ảnh hưởng của nó.

Giải pháp tốt nhất theo chuyên gia là để điện thoại ở một căn phòng khác. 

7. Ngồi cả ngày

Ngồi nhiều là tính chất của công việc văn phòng, nhưng bạn không cần ngồi suốt cả ngày. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần đứng dậy và đi vòng quanh vài phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày cũng có thể cải thiện sức khỏe của bạn.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ công bố những người hoạt động trong tổng thời gian 1 giờ sẽ giảm tỉ lệ tử vọng xuống còn một nửa so với người ít hoạt động. Khoảng thời gian 1 giờ này có thể làm nhiều lần 5 phút một chứ không cần quá dài. 

8. Nhìn máy tính liên tục nhiều giờ

9 sai lam lap di lap lai 1

Nhìn máy tính cả ngày có thể dẫn đến "hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số" (digital eye strain), khô mắt, mờ mắt. 

Để tránh tính trạng này, bạn có thể áp dụng quy tắc 20-20-20 để giữ mắt khỏe: Cứ 20 phút sử dụng máy tính, hãy để mắt nghỉ ngơi trong 20 giây và tập trung vào một đối tượng cách xa 20 feet (6 mét).

Hoàng Nguyên (lược dịch theo BI)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính