Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

10 cách cư xử sai lầm thường ngày của cha mẹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của con

Đối với hầu hết các vấn đề tâm lý thì nguyên nhân khá phổ biến chính là những ám ảnh thuở nhỏ.

van de tam ly

Sau đây là 10 đặc điểm tính cách của con người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những cư xử, hành vi mà các bậc cha mẹ vẫn cho là bình thường.

1. Lo lắng quá mức, trầm cảm, thiếu tự lập

Những ông bố bà mẹ ‘trực thăng’ luôn theo dõi và giám sát con cái. Sự quan tâm của cha mẹ là điều tốt, nhưng quan tâm và bao bọc thái quá có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý.

Nếu bạn không thể đưa ra những quyết định trọng đại mà không gọi điện hỏi ý kiến bố mẹ, thì có lẽ tuổi thơ bạn đã chịu sự bao bọc thái quá như vậy.

2. Nghiện những thứ có hại hay các trò mạo hiểm

Nếu cha mẹ luôn chỉ trích đứa trẻ vì những rắc rối, vấn đề mà chúng gây ra, chúng sẽ có thể cho rằng mọi người không cần chúng và sẽ tốt hơn nếu không có chúng.

Kết quả, khi trưởng thành, những người này có xu hướng vô thức tìm cách hủy hoại bản thân bằng rượu cồn, thuốc lá, ma túy hay sa đà vào các trò mạo hiểm.

3. Không thể thả lỏng, thư giãn hoàn toàn

‘Đừng có đùa giỡn nữa, nghiêm túc đi!’

‘Con đừng có cư xử ngốc nghếch nữa!’

‘Đừng có như trẻ con thế!’

Những lời nói như vậy sẽ dần tạo nên một người trưởng thành nghiêm chỉnh quá mức, không bao giờ dám thả lỏng bản thân hoàn toàn, không hiểu trẻ em và ghét những người cư xử trẻ con.

4. Tự ti, ước muốn giống người khác

ngung nguoc dai - hon viet 4

Cha mẹ hay so sánh con mình với ‘con nhà người ta’ dễ khiến trẻ tự ti hơn, và khi trưởng thành cũng có xu hướng tự so sánh mình với mọi người.

Họ luôn cố gắng để làm tốt hơn người khác, lại vừa ghét bỏ bản thân vì không đứng được vị trí số 1.

5. Gặp vấn đề trong đời sống cá nhân

Nếu cha mẹ luôn dạy con rằng đừng tin bất cứ ai thì dần dần đứa con sẽ cho rằng, mọi lòng tốt trên thế giới này đều chưa cạm bẫy.

Khi trưởng thành, những người như vậy có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về lòng tin.

6. Để bạn đời chăm như… chăm con

‘Con không được làm như vậy, con còn nhỏ quá!’ - Đây chính là cách nuôi dạy những ‘đứa trẻ to xác’.

Những đứa trẻ ấy có thể ‘nhỏ quá’ đến hết đời, sống dựa dẫm vào người bạn đời của mình.

7. Kìm hãm tài năng của bản thân, thiếu sáng tạo, sa ngã vào giải trí có hại

trung khon hon vit

Nếu cha mẹ thường xuyên nói những câu như ‘Đừng có mà đòi trứng khôn hơn vịt!’, 'Đừng dạy đời bố mẹ!', ‘Thôi mơ mộng hão đi con!’ thì đứa trẻ sẽ trở thành người không có chủ kiến, không sáng tạo, cũng không có khả năng lãnh đạo.

Khi trưởng thành, những người này dễ sa ngã vào rượu cồn, chất kích thích để tìm vui.

8. Dè dặt, phong bế cảm xúc bản thân

Nếu thường xuyên bị cha mẹ nói ‘Đừng khóc nữa!’ hay ‘Đừng kêu ca nữa!’, đứa trẻ sẽ ngày càng phong bế cảm xúc bản thân.

Những cảm xúc bị dồn nén lâu ngày có thể dẫn đến căng thẳng thần kinh.

Xem thêm: 10 điều cha mẹ nên nói với con thay cho 'Đừng khóc nữa'

9. Trầm cảm, cảm giác tội lỗi

‘Bố mẹ đã phải hi sinh tất cả để cho mày ăn học!’ – Một câu nói áp lên trẻ những cảm giác tội lỗi không đáng có.

Tương tự, những lời dọa dẫm liên quan đến điểm kém, thành tích,… cũng tạo nên căng thẳng kéo dài cho trẻ.

10. Thiếu tự tin, vô trách nghiệm, không trưởng thành

Đây là đặc điểm phổ biến của những đứa trẻ bị cha mẹ bao bọc thái quá và không được cho phép làm bất cứ thứ gì.

‘Đừng sờ vào con mèo đấy! Nó sẽ cào con đấy!’

‘Đừng ngồi chỗ đấy, nguy hiểm lắm!’

Những thông điệp dần khiến trẻ sợ hãi đưa ra quyết định, kéo theo đó là tính thụ động và vô trách nhiệm.

Theo Bright Side

cha me truc thang
Trang Đặng

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính