Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm như thế nào?

Sau vụ cháy lớn ở Công ty sản xuất bóng điện, người dân sống xung quanh khu vực vụ cháy lo ngại nhiễm độc thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

PGS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, cấu tạo của các loại bóng đèn như huỳnh quang, compact bên ngoài là thủy tinh, nhựa, nhưng bên trong lại có hơi thủy ngân tạo ra tia cực tím chiếu vào phần vỏ.

Khi bóng cháy, phần nhựa polyme có thể tách thành các phân tử monome – một chất cực kỳ độc hại. Đồng thời cùng lúc đó, thủy ngân và bột huỳnh quang sẽ có phản ứng hay bơi, hòa vào không khí khi bị “đun” trong nền nhiệt độ cao.

Vậy nên, mặc dù được đánh giá là rất thân thiện với môi trường, nhưng khi xảy ra cháy nổ, thì bóng đèn huỳnh quang, bóng compact sẽ có nguy cơ sản sinh ra các khí độc nồng độ cao, gây hại cho sức khỏe con người.

Nếu chẳng may hít phải khí độc bay hơi từ thủy ngân ban đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như run rẩy tay chân, mất ngủ, cơ bắp mệt mỏi, nhức đầu…

Khi vào đến máu, thủy ngân nguyên tố sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa và cả hệ miễn dịch gây ra tình trạng ngộ độc, khó thở, ho, nôn…

  Khi xảy ra cháy nổ, thủy ngân có trong bóng đèn có thể gây ngộ độc cho con người

Khi xảy ra cháy nổ, thủy ngân có trong bóng đèn có thể gây ngộ độc cho con người

Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), hơi thủy ngân sẽ tác động tới hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, khiến cho các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người như: phổi, thận, da, mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những khí độc hại này sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, hủy hoại nhiễm sắc thể, gây ra các đột biến về hệ thần kinh của bào thai và trẻ em bao gồm: điếc, mất trí nhớ, thay đổi nhân cách, thiếu máu…

Người bị nhiễm độc thủy ngân cấp tính sẽ bị viêm thận, đạm huyết tăng, có nguy cơ nhiễm axit, giảm clo huyết dẫn tới loét miệng, nôn ra máu, bỏng đường tiêu hóa, thở khó, co giật cơ, mê sảng, chuột rút, nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời sẽ thiệt mạng nhanh chóng chỉ trong khoảng từ 24 đến 36 giờ.

Theo WikiPedia, thủy ngân là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Hg (từ tiếng Hy Lạp hydrargyrum, tức là thủy ngân (hay bạc lỏng) và số nguyên tử 80.

Là một kim loại nặng có ánh bạc, thủy ngân là một nguyên tố kim loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Thủy ngân được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác. Thủy ngân thu được chủ yếu bằng phương pháp khử khoáng chất thần sa. 

Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp.

K.Minh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính