Báo Điện tử Gia đình Mới

Người xưa căn dặn: Sống ở đời có ‘3 không hỏi, 4 không sờ’ vì sao lại như vậy?

Ý nghĩa của câu ‘3 không hỏi, 4 không sờ’ là gì, vì sao người xưa lại có lời răn dạy như vậy?

3 không hỏi

  • Thu nhập của người khác

Người Việt Nam vào mỗi dịp có cơtụ họp thường có thói quen hỏi thăm về lương lậu của người này người kia.Đôi khi nó chỉ sự quan tâm, hoặc tò mò nhất thời. Thế nhưng, hỏi đến thu nhập của họ đồng nghĩa bạn đang chạm đến bản lĩnh cá nhân của họ. Dù kiếm được nhiều hay ít, họ cũng không có thiện cảm với bạn.

  • Tuổi tác

Không chỉ người nước ngoài mà người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ đều rất kỵ khi hỏi về tuổi tác. Bởi đây là vấn đề riêng tư của họ. Thay vì hỏi bạn bao nhiêu tuổi, hãy hỏi: "Bạn sinh năm bao nhiêu?" Như vậy sẽ lịch sự hơn.

  • Xuất thân

Xuất thân là thứ không thể lựa chọn. Thậm chí, có những người gặp phải chuyện không vui và không muốn nói ra. Dù thân thiết hay không, đây cũng là điều không nên hỏi. Có những chuyện, khi thấy bạn thật sự đủ tin tưởng, đổi phương sẽ tự khắc tâm sự với bạn.

Người xưa căn dặn: Sống ở đời có ‘3 không hỏi, 4 không sờ’ vì sao lại như vậy?

Người xưa căn dặn: Sống ở đời có ‘3 không hỏi, 4 không sờ’ vì sao lại như vậy?

4 không sờ

  • Đầu nam giới

Hành động chạm vào đầu thường là biểu hiện của tình yêu thương của người lớn tuổi đối với trẻ nhỏ. Nhưng nếu hành động này được dùng để cư xử với một người đàn ông trưởng thành, nó thể hiện sự coi thường và khinh miệt đối với anh ta.

Theo quan niệm của người xưa, đầu tượng trưng cho phẩm giá. Đặc biệt là thời cổ đại, đàn ông khi có tuổi sẽ đội quán (loại mũ thời xưa) và búi tóc. Điều này càng thể hiện sự uy quyền và vị thế của nam nhân. Trong xã hội hiện đại, việc sờ đầu cũng không nên sử dụng bừa bãi, trừ khi đó là đàn anh hoặc những người tương đối thân thiết.

Nếu một người lạ tình cờ chạm vào đầu người của người đàn ông thì đó được coi là biểu hiện khiêu khích. Ngoài ra còn có một lý do khác đó là người ta cho rằng đầu là bộ phận quan trọng. Do đó, không được tùy tiện đụng vào để tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc.

  • Eo phụ nữ

Có thể nói quan niệm này vẫn còn đúng cho đến hôm nay. Ngay cả ở thời hiện đại khi góc nhìn của người hiện đại tương đối cởi mở thì việc tiếp xúc cơ thể vẫn cần có những chừng mực nhất định. Nếu là những người không thân thích, tốt nhất không nên có những cử chỉ quá thân mật.

Chưa kể thời xưa, phụ nữ cổ đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng phong kiến và có nhiều quy tắc nghiêm ngặt. Tại thời điểm đó, các tiếp xúc cơ thể là điều đặc biệt tế nhị. Trong khi đó, vòng eo lại là một bộ phận khá nhạy cảm.

Do đó, nếu ai đó vô tình chạm vào eo của một cô gái và bị phát hiện thì dù có trăm cái miệng cũng không thể giải thích được. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thanh danh cũng như tương lai của một cô gái. Nếu không may bị mang tiếng xấu, phần đời còn lại của họ có thể gặp nhiều trở ngại do quan niệm của xã hội lúc bấy giờ.

  • Rìu của người thợ mộc

Thời xưa, chiếc rìu của những người thợ mộc quan trọng như mạng sống. Đây là thứ công cụ giúp họ kiếm sống và sinh tồn. Tưởng rằng nghề mộc chỉ cần dùng sức nhưng thật ra một người tiều phu cũng cần "khổ luyện".

Quá trình từ một người học việc, biết những điều cơ bản cho đến khi thông thạo mọi thứ đòi hỏi người thợ phải có nhiều năm khổ luyện. Dù có đi theo học thầy thì họ cũng không được dạy cho tất cả mọi thứ. Mỗi người sẽ giữ lại một phần bí quyết cho riêng mình.

Tất cả những ai muốn trở thành một thợ mộc đều phải tự tạo cho mình một điểm nhấn riêng. Trong quá trình học nghề, chiếc rìu là người bạn đồng hành không thể thiếu. Người ta còn ví rằng rìu của người thợ mộc cũng quan trọng như thanh kiếm của tướng quân.

Vì rìu quan trọng như vậy, nên những người thợ mộc không thích có người tự ý chạm vào. Nếu ai đó làm điều này có thể hiểu đó là hành vi thất lễ và bất lịch sự.

  • Dao của đầu bếp

Con dao của người đầu bếp không thể chạm vào, lý do cũng tương tự như chiếc rìu của người thợ mộc. Đây đều là những công cụ cần thiết cho các ngành nghề cụ thể mà không phải ai cũng am hiểu.

Những đầu bếp thực thụ đều có dao riêng. Những chiếc dao này sẽ có trọng lượng và hình dáng vừa vặn với chủ nhân. Chính vì lẽ đó, người ngoài không nên tự ý tò mò về những con dao này khi không có sự cho phép của chủ nhân.

Có thể nói, lời truyền lại của cổ nhân về "tứ không sờ" là kinh nghiệm về những phép lịch sự cơ bản. Cho đến nay, ý của câu nói trên vẫn còn những điểm phù hợp với cuộc sống hiện đại. Để không bị đánh giá thấp và gặp phải rắc rối, chúng ta nên cẩn trọng trong từng hành vi của mình.

Tuệ An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính