Ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016, có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông.
Nghị định 100 sửa đổi 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung; Trong đó,Nghị định 100 tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn (mức 3), ma túy.
Đặc biệt, điểm mới nhất của Nghị định 100 là ở chỗ, Nghị định bổ sung quy định xử phạt đối với các vi phạm của người điều khiển giao thông sử dụng rượu, bia, để thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Cụ thể:
Đối với người điều khiển xe đạp:
- Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với xe máy:
- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định)
- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
- Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định)
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với ô tô:
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định)
- Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đây là lần đầu tiên có quy định mức phạt cho người điều khiển xe đạp có sử dụng rượu bia. Nghị định 100 cũng bổ sung mức phạt đối với người trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chứ không chỉ khi vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở như Nghị định 46 quy định.
Mời độc giả đọc toàn văn Nghị định 100 tại đây để nắm rõ các quy định về xử phạt giao thông chính thức được áp dụng từ hôm nay 1/1/2020.
V.LinhBạn đang xem bài viết Từ 1/1/2020, mức xử phạt người vi phạm giao thông thay đổi như thế nào? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].