Na Tra có ‘hộ khẩu’ ở đâu?

Nhiều nơi ở Trung Quốc nhận là quê hương của Na Tra sau cơn sốt phim “Na Tra: Ma đồng náo hải” (gọi tắt “Na Tra 2”).

Cậu nhóc 3 tuổi có doanh thu phòng vé đứng đầu Trung Quốc rốt cuộc có hộ khẩu ở đâu? Câu hỏi này lại một lần nữa dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi.

1689b423-f3ef-48b7-840c-a81a9fbe6ecc

Khi IP kinh điển Na Tra phổ biến trở lại, cuộc chiến tranh giành đã bắt đầu nổ ra ở Trung Quốc. Thiên Tân, An Huy, Tứ Xuyên và nhiều nơi khác đã liên tiếp xuất bản bài viết tự nhận là quê hương của Na Tra. (IP là viết tắt của intellectual property - sở hữu trí tuệ, một thuật ngữ độc nhất trong ngành công nghiệp phim ảnh Trung Quốc nói về các sản phẩm được chuyển thể).

Ngày 5/2, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Cục Du lịch Thiên Tân đã đặc biệt phát hành một video để chính thức khởi động ‘cuộc chiến tranh giành Na Tra’: "Đừng giành nữa! Na Tra đến là người Thiên Tân! Đến từ Trần Đường, Thiên Tân (nay là Trần Đường Trang, quận Hà Tây, Thiên Tân), và đang học tiểu học.” 

Phiến đá khắc chữ đề tên khu vực

Phiến đá khắc chữ đề tên khu vực "Trần Đường Quan" ở Thiên Tân.

Ngày 6/2, tỉnh An Huy đã công bố một thông điệp: Na Tra rất có thể đã ‘náo hải’ ở vùng biển Cố Trấn, tỉnh An Huy. Từ cổng thôn đến bến phà, không ai là không biết về Na Tra, có rất nhiều bức tượng và bích hoạ lấy chủ đề Na Tra. Truyền thuyết ‘Na Tra náo hải’ đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong khu vực và đã trở thành một biểu tượng văn hóa độc đáo của nơi này.

Tượng 'Na Tra náo hải' tọa lạc tại Cố Trấn, An Huy.

Tượng 'Na Tra náo hải' tọa lạc tại Cố Trấn, An Huy.

Cũng vào 6/2, vùng Nghi Tân, Tứ Xuyên cũng đưa tin rằng nơi đây chính là “quê hương của nền văn hóa Na Tra tại Trung Quốc”, và đã đưa ra hơn 20 ‘bằng chứng’ để tham gia ‘cuộc chiến’ này: “Theo truyền thuyết, Trần Đường Quan ở thị trấn Nam Quảng, Nghi Tân là nơi sinh của Na Tra. Đá Lưng Rồng nằm ở nơi giao nhau của sông Nam Quảng và Trường Giang là hiện thân của tam thái tử của Long Vương sau khi bị Na Tra lột da rút gân (theo truyền thuyết gốc).” 

Nơi này cũng liệt kê các địa danh văn hóa và du lịch có mang dấu ấn của Na Tra chẳng hạn như Động Na Tra, Na Tra Hành Cung, Tháp Thứu Châu (Tháp Cựu Châu cũ),... 

Theo dữ liệu từ Tongcheng Travel, một phản ứng dây chuyền sau khi bộ phim “Na Tra 2” ra mắt khiến các tìm kiếm về khách sạn, danh lam thắng cảnh và các chuyến du lịch liên quan đến từ khoá Na Tra đã bùng nổ, tăng gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái.

Tại thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh chủ đề Na Tra, thị trường khách sạn vô cùng sôi động, trong đó lượng đặt phòng và giá trung bình trên mỗi khách hàng đều tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Na Tra Hành Cung ở Thuý Bình, Nghi Tân, Tứ Xuyên.

Na Tra Hành Cung ở Thuý Bình, Nghi Tân, Tứ Xuyên.

Từ đầu tháng 2, khu Thuý Bình của thành phố Nghi Tân bắt đầu trở thành tâm điểm. Đây là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh theo chủ đề Na Tra như Na Tra Hành Cung, Không gian trải nghiệm văn hóa Na Tra và Công viên giải trí Na Tra. 

Công viên giải trí Na Tra ở Tứ Xuyên.

Công viên giải trí Na Tra ở Tứ Xuyên.

Điều đáng nói là khu Thúy Bình của thành phố Nghi Tân đã được Liên đoàn Văn học Nghệ thuật Trung Quốc trao tặng danh hiệu “Quê hương của nền văn hóa Na Tra ở Trung Quốc” vào đầu năm 2019.

Động Na Tra ở núi Thuý Bình, Nghi Tân, Tứ Xuyên.

Động Na Tra ở núi Thuý Bình, Nghi Tân, Tứ Xuyên.

Ngoài ra, mức độ phổ biến của các tìm kiếm về thành phố Giang Du đã tăng tới 453%. Số lượng du khách đến thăm núi Càn Nguyên ở Giang Du, một địa danh gắn liền với Thái Nhất Chân Nhân và là nơi Na Tra bái sư học đạo, đã tăng mạnh trong những ngày gần đây, nơi đây trở thành “điểm check-in hàng đầu” trong dịp Tết Nguyên đán năm nay tại Trung Quốc.

Khu Hà Tây của Thiên Tân cũng gặt hái được nhiều thành quả từ cơn sốt này. Trần Đường Trang và Na Tra Tiểu Trấn, hai danh lam thắng cảnh chủ đề Na Tra của địa phương này đã thu hút lượng lớn khách du lịch. Kể từ tháng 2 năm nay, lượng đặt phòng khách sạn tại Hà Tây đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tại huyện Tây Hạp, thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, nơi có khu danh lam thắng cảnh Miếu Na Tra, trong tuần đầu tiên của tháng 2, lượng đặt phòng khách sạn tăng gần 100% so với tháng trước đó.

Các chuyên gia trong ngành chỉ ra rằng, những năm gần đây, thị trường văn hóa và du lịch Trung Quốc đã có sự gắn kết sâu sắc, các tác phẩm điện ảnh & truyền hình có doanh thu cao và được nhiều người xem, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy thị trường du lịch.

AeecDhZmFh7VCwb-L0RsEXtFS_9Z37_1CWAZgAlgGYA

Vậy câu hỏi đặt ra là Na Tra đến từ đâu? 

Trên thực tế, Na Tra là một nhân vật trong thần thoại nên không có thật và cũng không có quê hương. Lý do khiến nhiều nơi háo hức tham gia ‘cuộc chiến giành Na Tra’ này đơn giản là muốn tận dụng sự phổ biến của các IP trong phim ảnh để quảng bá văn hóa và du lịch.

Ánh Dương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính