Theo các chuyên gia tài chính, tài chính cá nhân là việc quản lý, chi tiêu, sử dụng tiền bạc và của cải của các cá thể hoặc hộ gia đình với một mức độ rủi ro và các kế hoạch tương lai đã lường trước.
Tài chính cá nhân cũng là các quyết định tài chính, các hoạt động liên quan tới tài chính bao gồm lập ngân sách, tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư, hưu trí và di sản.
Từ đó đưa ra các kế hoạch vận dụng phù hợp các sản phẩm tài chính và đầu tư trên cơ sở các Luật định liên quan để đạt được các mục tiêu tài chính khác nhau của cá nhân đó trong ngắn hạn và dài hạn.
Kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp các cá nhân hiểu rõ về cách vận hành của tiền, các vấn đề tài chính đang gặp phải, để tìm ra cách giải quyết phù hợp.
Các chuyên gia tài chính hướng dẫn, thông thường hoạch định tài chính bao gồm 5 bước chính gồm:
1. Đánh giá tình hình tài chính của bản thân
Tình hình tài chính của mỗi cá nhân được đánh giá dựa trên một báo cáo tài chính giản lược, bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Bảng cân đối kế toán liệt kê các tài sản và các khoản nợ của cá nhân. Còn báo cáo thu nhập liệt kê các khoản thu nhập và chi phí của cá nhân.
![Đánh giá tình hình tài chính cá nhân là bước đầu tiên cần thực hiện khi hoạch định tài chính cá nhân. Ảnh minh họa](https://i.ex-cdn.com/giadinhmoi.vn/files/content/2025/02/12/tai-chinh-ca-nhan1-1007.jpg)
Đánh giá tình hình tài chính cá nhân là bước đầu tiên cần thực hiện khi hoạch định tài chính cá nhân. Ảnh minh họa
2. Thiết lập mục tiêu
Mỗi người thường có nhiều mục tiêu cùng lúc, cả ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể là mua một chiếc xe máy hoặc một chiếc ô tô trong năm tới, còn mục tiêu dài hạn có thể là việc chăm sóc sức khỏe khi về già, đảm bảo cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Việc thiết lập mục tiêu giúp cá nhân đáp ứng được các yêu cầu về tài chính trong cuộc sống.
3. Lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch tài chính chi tiết giúp các cá nhân có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch có thể bao gồm việc cắt giảm các chi tiêu không cần thiết, tăng nguồn thu nhập bằng cách làm thêm hoặc đầu tư vào các kênh đầu tư phổ biến như vàng, bất động sản, chứng khoán…
4. Thực hiện
Bước thực hiện thường yêu cầu những quy tắc và kỷ luật nhất định. Thông thường, bước này đòi hỏi nhiều nhân sự có chuyên môn hỗ trợ, có thể thuê ngoài như kế toán, chuyên gia lập kế hoạch tài chính, chuyên gia tư vấn đầu tư và luật sư.
5. Giám sát và đánh giá lại
Trong quá trình thực hiện, kế hoạch tài chính ban đầu cần được giám sát, đánh giá lại và điều chỉnh cho phù hợp.
Quá trình hoạch định tài chính cá nhân đòi hỏi sự linh hoạt, kiên nhẫn và cá nhân hóa để đảm bảo rằng bạn không chỉ sống tốt hôm nay mà còn vững vàng trong tương lai.
PVBạn đang xem bài viết 5 bước hoạch định tài chính cá nhân để tránh rủi ro trong tương lai tại chuyên mục Chi tiêu Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Tin liên quan
![từ khóa](https://sf.ex-cdn.com/giadinhmoi.vn/v2.2.85/templates/themes/images/tag.png)