Báo Điện tử Gia đình Mới

Mâm cúng ông Công ông Táo 2023 gồm những gì?

Mâm cúng ông Công ông Táo 2023 gồm những gì, hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Ông công ông Táo đúng chuẩn phong tục.

Từ bao đời nay, cúng ông Công ông Táo là một lễ cúng truyền thống vô cùng đặc biệt và quan trọng vào dịp cuối năm. 

Lễ cúng ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 tháng chạp hàng năm tức ngày 23 tháng 12 âm lịch. Theo quan niệm từ xưa, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên.

Do đó, việc thờ cúng ông Công ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình. 

Mâm cúng ông Công ông Táo 2023 gồm những gì?

Mâm cúng ông Công ông Táo 2023 gồm những gì?

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì? 

Tùy theo địa phương và gia cảnh từng gia đình, mâm lễ cúng ông Công ông Táo sẽ có những lễ vật cúng khác nhau. 

Dưới đây là mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo phong tục 3 miền: 

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo miền Bắc

Mâm cỗ cúng ông Táo ở miền Bắc thông thường sẽ có:

- Ba bộ mũ quan (2 bộ đàn ông, 1 bộ đàn bà), vàng mã, 3 con cá chép đỏ, trầu cau, hoa quả, đĩa muối, đĩa gạo,... 

ong-cong-ong-tao-2

- Mâm cỗ mặn: Gà luộc, xôi/bánh chưng, giò/chả, món xào thập cẩm, canh miến/canh bóng thả,...

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo miền Nam

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở miền Nam ngoài những món lễ vật tươn tự như mâm cỗ cúng ở miền Bắc sẽ có thêm: 

- Đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen, bộ cò bay ngựa chạy (gồm 1 con cò và 1 con ngựa cắt bằng giấy).

ong-cong-ong-tao-3

- Một số nơi có thêm chè xôi hoặc mâm trái cây.

Đặc biệt, người miền Nam không có tục thả cá chép, không hóa vàng áo mũ thờ vì tập tục từ xa xưa không thờ áo mũ.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo miền Trung

Mâm lễ cúng ông Táo của người miền Trung thường có cá thu hoặc cá ngừ, ngựa giấy, hoa tươi, hoa quả, đặt tượng mới và tượng cũ cạnh nhau.

Một số vùng như Huế và Hội An có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu trước nhà hay sân đình vào sáng ngày 23 tháng Chạp để xua đuổi ma quỷ khi các ông Táo “đi vắng” và vào mùng 7 tháng Giêng sẽ có lễ hạ nêu.

ong-cong-ong-tao-4

Lễ tiễn Táo Quân về trời vào ngày 23 tháng Chạp ở miền Trung thường diễn ra trọng thể. Đầu tiên, gia chủ sẽ phải thay cát mới trong bát hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Sau đó bày đồ lễ lên bàn thờ, thắp hương và đọc bài khấn cúng ông Công ông Táo.

Sau khi cúng xong, họ hạ tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung trên bàn thờ bếp. Các bức tượng này sẽ được đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Sau đó, tượng ba ông Táo mới sẽ được rước lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.

Trên đây là thông tin về việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2023 cho từng miền cho bạn đọc tham khảo. 

Việc sắm sửa mâm cúng nên phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và không phung phí. 

* Thông tin trong bài viết Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì chỉ mang tính tham khảo

Tuệ An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO