Hà Nội: Thêm 75 trường hợp mắc tay chân miệng

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong tuần qua, từ ngày 7– 13/5, thành phố đã có thêm 75 trường hợp mắc tay chân miệng, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 356 ca.

Các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết ghi nhận thêm 5 trường hợp, nâng tổng số người mắc lên 95; Số ca sốt phát ban thêm 14 trường hợp, tích lũy năm 2018 là 167 ca mắc; Ho gà trong tuần ghi nhận 3 trường hợp mắc mới, tích lũy năm 2018 là 20 trường hợp mắc.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thời gian qua bệnh tay chân miệng có dấu hiệu gia tăng trên địa bàn thành phố.

Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện trẻ sốt, tổn thương da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân

Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện trẻ sốt, tổn thương da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân

Bệnh tay chân miệng có thể gây thành dịch lớn. Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh này, ông Nguyễn Khắc Hiền khuyến cáo, cần nâng cao sức đề kháng và tăng cường công tác vệ sinh môi trường khử khuẩn, đặc biệt lưu ý triển khai thường xuyên tại các nhà trẻ, mẫu giáo trên địa bàn.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây theo đường tiêu hóa hoặc do tiếp xúc với nước bọt, dịch mũi họng, mụn nước hay phân của người nhiễm virus. Vì vậy, để phòng bệnh cần chú ý:

- Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không nhai mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính