Hôi miệng dù đánh răng 2 lần một ngày? 5 căn bệnh tiềm ẩn có thể là nguyên nhân

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, mùi khó chịu. Tình trạng này có thể gây khó chịu và dai dẳng dù chúng ta đã nỗ lực vệ sinh răng miệng.

Đánh răng 2 lần mỗi ngày là một bước quan trọng để giải quyết vấn đề hôi miệng, nhưng nếu tình trạng hôi miệng vẫn tiếp diễn thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Dưới đây là 5 căn bệnh có thể dẫn đến hôi miệng.

1. Nhiễm trùng đường hô hấp

nhiem trung duong ho hap

Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi có thể dẫn đến hôi miệng.

Khi những tình trạng nhiễm trùng này xảy ra, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở trong đường hô hấp, tạo ra các hợp chất có mùi hôi giải phóng qua hơi thở.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Oral Microbiology cho thấy những người bị nhiễm trùng đường hô hấp có hàm lượng hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSCs) cao hơn, đây là nguyên nhân gây hôi miệng.

2. Vấn đề về tiêu hóa

trao nguoc da day hoi mieng

Các rối loạn tiêu hóa như trào ngược axit, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và loét dạ dày có thể góp phần gây hôi miệng.

Trào ngược axit xảy ra khi axit dạ dày đi lên ống dẫn thức ăn vào miệng, dẫn đến cảm giác khó chịu và mùi hôi trong miệng.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Adelaide đã phát hiện ra rằng những người bị GERD có nhiều khả năng bị hôi miệng hơn so với những người không mắc bệnh này.

3. Bệnh tiểu đường

tieu duong hoi mieng

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có cả hôi miệng.

Sự hiện diện của ketone trong hơi thở của những người bị tiểu đường không kiểm soát được có thể gây ra mùi như trái cây thối, gọi là "hơi thở acetone".

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Diabetes Investigation khẳng định mối tương quan giữa bệnh tiểu đường và hôi miệng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát lượng đường trong máu để giảm bớt tình trạng hôi miệng.

4. Bệnh thận

benh than

Bệnh thận ảnh hưởng đến khả năng lọc chất thải của cơ thể khỏi máu, dẫn đến tích tụ độc tố trong máu. Những độc tố này có thể gây ra hơi thở có mùi amoniac hay mùi ure.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Los Angeles, đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa hơi thở có mùi ure và bệnh thận, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thận.

5. Rối loạn chức năng gan

roi loan chuc nang gan

Rối loạn chức năng gan, chẳng hạn như xơ gan hoặc bệnh gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến hôi miệng do sự tích tụ độc tố trong cơ thể.

Những độc tố này thường được chuyển hóa bởi gan nhưng có thể tích tụ khi gan không hoạt động bình thường, dẫn đến mùi hôi trong hơi thở.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Breath Research cho thấy những người bị bệnh gan cómùi hơi thở đặc trưng, cho thấy mối liên quan tiềm ẩn giữa rối loạn chức năng gan và hôi miệng.

(Theo Times of India)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính