Chúng ta lấy quyền làm cha làm mẹ để tha hồ hét vào mặt con lẫn cả mặt nhau trước mặt con và nghĩ “Trẻ con thì biết cái gì”, hay “Lúc giận lên rồi thì sao phải kìm chế”, rằng “Lỗi tại anh không ra gì thì tôi mới thế”....
Có nhiều ông bố bà mẹ sau khi ly dị rồi nhưng vẫn hậm hực hằm hè khi nói về chồng cũ, bố của mày, vợ cũ, con mẹ của mày, với con mình.
Và nhiều người còn dương dương tự đắc, hả hê ném chồng cũ, vợ cũ của mình lên mạng rồi cho rằng con mình chả bao giờ đọc được.
Ngay cả với những lời đùa tưởng chừng vô hại như “Nếu bố mẹ bỏ nhau thì con theo ai” cũng thành ầng ậc nước mắt con. Vợ chồng tôi đã từng đùa con như thế để rồi thắt lòng thương đôi mắt rướm lệ của cô nàng.
Sao cần phải đợi đến khi đọc lá thư đó mới giật mình nghĩ lại? Khi mà nếu đủ thương con, chỉ cần nhớ lại những tổn thương hồi bé của mình trước cha mẹ mà thôi lặp lại cho con mình.
Không phải thứ ta rao giảng mỗi ngày với con về đạo đức, về gương sáng hay những triết lý cuộc đời, khôn ngoan làm người sẽ giúp con trưởng thành và giỏi giang.
Mà chỉ là ta đang làm gì với bạn đời của mình, với xã hội xung quanh mới là thứ dạy con và thay đổi con. Xin nhớ cho thế!
Nhà văn Hoàng Anh Tú
Bạn đang xem bài viết Cafe sáng: Có bố mẹ nào giật mình vì lá thư của cô bé 11 tuổi không? tại chuyên mục Sống chậm của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].