Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cách tổ chức mừng thọ 70 tuổi trang trọng, ý nghĩa

Mừng thọ từ lâu đã được biết đến là một nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Tổ chức lễ mừng thọ là cách để con cháu bày tỏ tình yêu, sự kính trọng của mình với ông bà cha mẹ. Dưới đây là một vài cách tổ chức mừng thọ 70 tuổi trang trọng, ý nghĩa.

Truyền thống mừng thọ trong văn hóa người Việt

Từ xa xưa, người Việt luôn đề cao tinh thần kính trọng người lớn tuổi. Khi trong gia đình có người từ 70 tuổi trở lên sẽ tiến hành tổ chức lễ mừng thọ. Con cháu sẽ tổ chức vào dịp đầu xuân làm mâm cơm cáo yết với tổ tiên, cùng xóm giềng mừng cho ông bà, cha mẹ mình được hưởng tuổi trời. Bên cạnh đó trong cách tổ chức mừng thọ 70 tuổi trang trọng, ý nghĩa người ta cũng mời thêm sự có mặt của chính quyền, hội người cao tuổi địa phương.

Tùy vào từng địa phương mà quan niệm về cách tổ chức mừng thọ 70 tuổi trang trọng, ý nghĩa lại khác tuy nhiên đa phần đều tiến hành các nghi thức, nghi lễ truyền thống. 

Ngày nay, lễ mừng thọ 70 tuổi nói riêng và lễ mừng thọ cho các cụ 80, 90 hay 100 tuổi nói chung đều được tối giản các lễ nghi rườm rà nhưng vẫn đảm bảo được nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Người ta thường tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ vào ngày mồng Bốn tháng Giêng hằng năm. Gia chủ tiến hành các nghi lễ rồi mời bà con ăn uống linh đình, nói chuyện rôm rả để mừng ông bà, cha mẹ sức khỏe sống lâu cùng con cháu. Qua lễ mừng thọ này tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm sẽ trở nên bền chặt và khăng khít hơn.

cach-to-chuc-mung-tho-70-trang-trong-y-nghia

Để lễ mừng thọ trang trọng, ý nghĩa con cháu nên tổ chức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đủ lễ nghi truyền thống

Cách tổ chức mừng thọ 70 tuổi trang trọng, ý nghĩa cần bỏ qua những hủ tục này

Đa số người Việt đều rất câu lệ chuyện lễ nghi vì thế khiến lễ mừng thọ trở nên rườm rà và tốn kém. Một số gia đình còn lợi dụng lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ để phô trương quá đáng nào là phông bạt trang trí, nào sắc hoa lòe loẹt, loa đài xập xình inh ỏi khắp xóm làng. Thậm chí một số nơi lễ mừng thọ còn tổ chức hàng trăm mâm cỗ, đồ ăn không hết vô cùng lãng phí. Không chỉ vậy, người ta còn vin vào cỗ bàn để rồi tụ tập bài bạc, xóc đĩa, sát phạt nhau mất an ninh trật tự.

Có nhiều nơi người ta bày ra lễ nghi rườm rà như: Rước kiệu cụ ra đình, che lọng, con cháu mặc lễ phục áo the khăn xếp một hàng dài. Những cụ mừng thọ 70 thì không sao, vài cụ mừng thọ 80, 90 tuổi cao sức yếu phải trải qua quãng đường dài làm lễ đã yếu nay còn yếu hơn. 

Vì thế, cách tổ chức mừng thọ 70 tuổi trang trọng, ý nghĩa nhất chính là con cháu sum vầy, cùng nhau quây quần và báo cáo những việc đã làm được trong suốt năm qua cho ông bà, cha mẹ. Mừng thọ là nét đẹp văn hóa vốn có từ bao đời, lễ mừng thọ là dịp để con cháu thể hiện lòng hiểu tháo với bề trên. Ông bà, cha mẹ vào ngày này cũng cảm thấy được tôn vinh và sống vui khỏe hơn.

Mừng thọ cần giữ những lễ nghi truyền thống nhưng cũng không quên hòa nhập với văn hóa, nếp sống thời đại mới.

Xem thêm:

Lan Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính