Bạn bị mất ngủ nhiều ngày? Bạn trằn trọc và phải mất hàng giờ trên giường mới có thể ngủ? Bạn đã áp dụng các phương pháp ngủ nhanh như đếm cừu vẫn không hiệu quả? Dưới đây là phương pháp thở 4-7-8 giúp bạn ngủ nhanh, sâu giấc.
Kỹ thuật thở 4-7-8 là phương pháp hít vào 4 giây, giữ hơi thở đó trong vòng 7 giây và thở ra trong 8 giây.
Theo Jo - bác sĩ vật lý trị liệu, bạn hít vào sau đó thở ra nhẹ nhàng, bình thường bằng mũi rồi nín thở trong 7 giây. Khi thở ra, hãy mím môi để tạo âm thanh như tiếng gió. Ban đầu, sẽ rất khó để thở được 8 giây tuy nhiên nếu thực hiện thường xuyên sẽ đạt được đến đích.
Khi mới thực hiện, bạn chỉ làm được 2 - 4 lần nhưng sau đó có thể nâng lên nhiều lần.
Các bước như sau:
- Bước 1: Thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo thành tiếng gió.
- Bước 2: Khép miệng và nhẹ nhàng hít vào qua mũi, đếm nhẩm từ 1 đến 4.
- Bước 3: Giữ hơi thở lại và đếm từ 1 tới 7.
- Bước 4: Thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo thành âm thanh như tiếng gió, đếm nhẩm từ 1 đến 8.
Để phương pháp này đạt hiệu quả tối đa, bạn nên nằm ngửa. Tập luyện mỗi ngày và đảm bảo rằng bạn luôn cảm thấy thoải mái trong suốt thời gian thực hiện.
Bên cạnh kỹ thuật thở 4-7-8, để cải thiện giấc ngủ bạn cũng nên thực hiện thêm một số phương pháp:
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng hơi thấp xuống so với bình thường, chỉnh đèn ngủ về ánh sáng mờ hoặc tắt hẳn.
- Dọn dẹp và sửa soạn giường ngủ gọn gàng, ga nệm sạch sẽ.
- Khi ngủ nên giữ tư thế lưng thẳng, gối kê vừa phải, không nên nằm mãi ở 1 tư thế.
- Uốn cong các ngón chân trong vài giây rồi thả lỏng sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ.
- Tưởng tượng hình ảnh thư giãn lặp đi lặp lại hoặc nhớ lại những hoạt động trong ngày.
- Áp dụng phương pháp 15 phú bằng cách đọc báo, đi dạo quanh phòng, ngâm nga 1 bài hát...
Bạn cũng có thể uống 1 số loại trà tự nhiên như: Trà hoa cúc, trà oải hương,... để cải thiện giấc ngủ.
Thanh HươngBạn đang xem bài viết Cách chìm sâu vào giấc ngủ trong tích tắc dành cho người hay mất ngủ tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].