1. Tức giận gây hại giấc ngủ
Cảm giác căng thẳng và nặng nề sẽ kích thích phản ứng chiến-hay-chạy (fight-or-flight) khiến bạn tỉnh táo. Khi đó bạn sẽ càng khó đi ngủ hơn.
Ngoài ra nghiên cứu đã chứng minh giấc ngủ bị gián đoạn sẽ khiến cơn tức giận càng tăng thêm. Bạn có thể sẽ tỉnh dậy với cảm giác mệt mỏi, kiệt sức thay vì tươi mới.
Đây là một vòng tuần hoàn khiến bạn vô cùng mệt mỏi.
2. Tức giận nguy hiểm cho sức khỏe
Các nhà khoa học đã xác định rằng chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
Thông thường, giấc ngủ đóng vai trò như một "liệu pháp" vào ban đêm giúp chúng ta ổn định cảm xúc để có thể đối phó tốt hơn với cảm xúc của mình vào ngày hôm sau.
Nhưng sự tức giận và căng thẳng dữ dội có thể gây nguy hiểm cho quá trình này. Cảm xúc tiêu cực giải phóng hormone căng thẳng, khiến bạn trở nên cáu kỉnh hơn và rất nhiều triệu chứng đáng lo ngại có thể đi kèm theo đó.
Về lâu dài, nó có thể dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon giấc và gặp ác mộng - hoặc trong trường hợp xấu nhất là các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm.
3. Bạn khó quên đi cảm xúc tiêu cực hơn sau khi ngủ
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng khả năng ức chế cảm xúc tiêu cực của chúng ta sẽ càng giảm đi sau khi ngủ so với trước đó.
Giấc ngủ phóng đại mọi cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề. Khi chúng ta ngủ, bộ não của chúng ta xử lý thông tin mới và lưu trữ nó vào bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn của chúng ta.
Trong khi ngủ, sự tức giận đi vào trí nhớ dài hạn của chúng ta và có thể gây ảnh hưởng lâu dài.
Những cảm xúc tiêu cực sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta đang thức, còn giấc ngủ lại "bảo lưu" cảm xúc tiêu cực.
Khi cảm xúc tồi tệ đã được củng cố trong trí nhớ của bạn, bạn sẽ khó có thể kìm nén chúng trong tương lai.
4. Tức giận ảnh hưởng mối quan hệ
Buổi tối muộn là thời gian cao điểm cho sự thân mật của các cặp đôi. Ôm tức giận đi ngủ chắc chắn sẽ làm hỏng tâm trạng cũng như tạo ra một thói quen độc hại.
Dần dần, bạn sẽ bắt đầu gắn giờ đi ngủ với cảm xúc tức giận thay vì cảm giác thoải mái, thân thiết với bạn đời.
Nếu điều này được lặp lại một cách thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng xấu, phá hoại mối quan hệ của cặp đôi.
5. Truyền thông điệp tiêu cực tới bạn đời
Nếu giữa một cuộc tranh cãi mà bạn quyết định trùm chăn đi ngủ thì bạn đang truyền tải thông điệp rằng bạn coi trọng thắng thua trong cuộc tranh cãi hơn là giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp với người mà bạn đang tranh cãi.
Có thể bạn không thực sự có ý đó, nhưng người khác sẽ hiểu như vậy. Cách giải quyết mâu thuẫn của bạn có thể củng cố hoặc phá hỏng mối quan hệ của bạn.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 điều có thể xảy ra khi bạn ôm bực tức đi ngủ tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].