Matthew Sachs, cựu sinh viên Đại học Havard đã nghiên cứu một nhóm các đối tượng nổi da gà khi nghe nhạc để tìm hiểu hiện tượng này.
Nghiên cứu của anh dựa trên kết quả quét bộ não của 20 sinh viên, một nửa trong số đó đã từng trải qua cảm giác dựng tóc gáy trước một bản nhạc.
Sachs phát hiện, những người có gắn kết về cảm xúc và thể chất với âm nhạc có cấu trúc não bộ khác biệt so với những người còn lại.
Cụ thể, những người này có nhiều sợi trục kết nối vỏ thính giác và các khu vực xử lý cảm xúc hơn, giúp chúng truyền tín hiệu cho nhau hiệu quả hơn.
Điều này cũng đồng nghĩa, ngay cả nếu bạn không bị nổi da gà khi nghe nhạc, nhiều khả năng bạn có những cảm xúc mạnh mẽ và mãnh liệt hơn người khác.
Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể liên quan đến những ký ức gắn với bài hát nào đó mà trong môi trường phòng thí nghiệm không thể kiểm soát được.
Mặc dù nghiên cứu này có quy mô nhỏ, Sachs hiện đang mở rộng nghiên cứu để xem xét hoạt động của não bộ khi xảy ra hiện tượng sởn gai ốc vì nghe nhạc.
Bằng cách này, Sachs hy vọng có thể tìm hiểu được nguyên nhân về mặt thần kinh của những phản ứng này, đồng thời đưa ra hướng điều trị các rối loạn tâm lý.
Quỳnh AnhBạn đang xem bài viết Bí mật về bộ não của những người bị nổi da gà khi nghe nhạc tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].