Bác sĩ chỉ cách phòng bệnh hô hấp, tiêu hóa cho bé trong dịp Tết

Tết là dịp bé hay mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các bé có sức khỏe kém.

Để giúp trẻ có dịp nghỉ Tết vui vẻ, khỏe mạnh, TS.BS Nguyễn Trọng Nơi, Phó Giám đốc Bệnh Viện Nhi đồng Đồng Nai hướng dẫn một số cách phòng bệnh cho trẻ như sau.

Trẻ dễ mắc bệnh ngày Tết có thể do:

- Di chuyển đường xa về quê, bé bị say tàu xe hoặc mệt mỏi sau chuyến đi, làm sức khỏe giảm sút nhiều.

  Trẻ phải di chuyển nhiều, thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh trong ngày Tết

Trẻ phải di chuyển nhiều, thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh trong ngày Tết

- Thay đổi nếp sinh hoạt trong những ngày Tết, đặc biệt là việc bé phải thức quá khuya hoặc ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng đề kháng của bé.

- Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, nhiều tinh bột, protein, lipid hơn vitamin và khoáng chất trong rau củ quả. Chế độ ăn này không có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ.

- Tụ tập ở nhưng nơi đông người làm bé có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp.

- Thời tiết lạnh, việc bé ra đường hay ngoài trời nhiều vào buổi sáng hoặc ban đêm đều có nguy cơ cao bị bệnh đường hô hấp.

Các bệnh thường gặp trong ngày Tết

- Viêm đường hô hấp: Trẻ dưới 5 tuổi thường gặp các vấn đề về bệnh hô hấp. Thời tiết lạnh nên trẻ dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi. Nếu không điều trị kịp thời hoặc trẻ có sức đề kháng kém rất dễ bị tiến triển nặng hơn, nguy cơ khó thở, khò khè, sốt cao, tím tái và co giật.

- Dị ứng thời tiết hoặc dị ứng thức ăn: Đối với trẻ có cơ địa dị ứng, dịp Tết do việc đi lại nhiều, chế độ ăn mất cân bằng, thiếu ngủ cũng làm cho hệ miễn dịch của bé yếu đi và tăng nguy cơ bị dị ứng.

- Rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thức ăn: thay đổi thực đơn hàng ngày trong những ngày Tết, đồng thời bố mẹ thường dẫn các bé đi chơi, du lịch,…; nhiều khả năng bé sẽ ăn những thức ăn lạ, thức ăn bên ngoài không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị nhiễm khuẩn, nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thức ăn, với biểu hiện: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy.

  Đeo khẩu trang cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió để phòng bệnh cho trẻ

Đeo khẩu trang cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió để phòng bệnh cho trẻ

Giúp bé phòng bệnh ngày Tết

- Giữ ấm cho bé trong thời tiết lạnh khi đi ra ngoài: đội nón, khăn, găng tay và đeo khẩu trang cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió hoặc khi đi tàu xe. Nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, nón không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh, ủ ấm bé và cho bé một đồ uống ấm.

- Cho bé ăn đồ ăn chín, đủ các thành phần (đường, đạm, mỡ, rau củ quả) và uống nhiều nước sạch. Hãy cho bé ăn mỗi ngày với rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn nướng, đồ ăn để lâu trong tủ lạnh. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp bé tăng đề kháng như nấm, sữa chua, ngũ cốc, khoai lang, ,… Với bé sơ sinh, mẹ nên cho bé bú đủ, đều đặn để tăng cường miễn dịch cho bé.

- Tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho bé: với một số bé có hệ miễn dịch kém, thường xuyên ốm vặt thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn. Tăng sức đề kháng cho bé thường xuyên và ngay trước Tết là yếu tố quan trọng, bằng cách: chủng ngừa cho bé đầy đủ theo lịch tiêm chủng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng qua thực phẩm tươi sống, rau quả tươi.

Chuẩn bị một số thuốc thông dụng

Thuốc trị tiêu chảy: Oresol để bù lượng nước bị mất khi bé bị tiêu chảy. Chú ý pha Oresol đúng theo hướng dẫn để tránh bé bị tiêu chảy nặng hơn.

Thuốc trị táo bón: dự trữ thuốc dạng bơm vào hậu môn (Mirolax, Rectiofar) hoặc thuốc chứa hợp chất cao phân tử, thuốc nhuận tràng (Sorbitol, Forlax, …).

Thuốc trị khó tiêu, đầy bụng: thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi, thuốc làm tăng nhu động dạ dày, như: siro Motilum M.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: nên có thuốc Paracetamol dùng cho người lớn và trẻ em. Liều thông dụng cho bé là 10 – 15 mg/kg/lần, có thể sử dụng mỗi 4 – 6 giờ một lần nếu bé còn sốt cao.

Thuốc ho – dị ứng: nên sử dụng dạng siro chứa kháng sinh histamin làm dịu cơn ho cho bé (siro Phenergan), thuốc ho thảo dược (siro Prospan, siro Pectol, …).

Thuốc ngoài da: nên dự trữ một vài miếng urgo phòng khi bị đứt tay, bông băng, dung dịch muối loãng, povidine (bôi ngoài da sát trùng), nước oxy già, cồn 70 độ, bông băng, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi,… 

Trong những ngày Tết, thói quen ăn uống, nếp sinh hoạt hàng ngày của bé thường bị xáo trộn một cách đột ngột, khiến cơ thể không thể thích ứng kịp, vì vậy việc giúp bé phòng bệnh là cần thiết mà các bà mẹ cần lưu tâm.

L.Minh

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính