Xem mưa sao băng Geminid ngày 14/12 mấy giờ, ở đâu rõ nhất?

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA, mưa sao băng Geminid sẽ đạt đỉnh vào đêm 14/12 rạng sáng ngày 15/12 theo giờ Việt Nam. Đây là trận mưa sao băng lớn nhất và cũng là cuối cùng của năm 2018.

Thời gian ngắm mưa sao băng Geminid

Mưa sao băng Geminid thường xuất hiện hàng năm vào khoảng ngày 4-17/12. Điều đó có nghĩa là vào các buổi tối trong khoảng thời gian này bạn đều có thể quan sát mưa sao băng Geminid.

Geminid nổi tiếng là cơn mưa sao băng với số lượng sao nhiều nhất nhì hàng năm và là cơn mưa sao băng duy nhất không tạo ra bởi sao chổi.

Dễ xem nhất là vào thời lúc mưa sao băng đạt cực điểm. Theo trang Date and Time, người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát giai đoạn đỉnh điểm của mưa sao băng Geminid 2018 từ khoảng 20 giờ thứ sáu 14/12 đến tận 6 giờ thứ bảy 15/12.

Những người sống ở thành thị, để quan sát được mưa sao băng có thể tới một nơi không có ánh đèn, thoáng đãng. Đồng thời, bạn phải cho mắt làm quen với bóng tối từ 20-30 phút trước khi quan sát.

Đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm với mật độ lên đến 120 vệt mỗi giờ.

Để quan sát trận mưa sao băng Geminid bạn cần xác định được khu vực trung tâm của nó. Đó là chòm sao Gemini (chòm sao Song Tử) hay chính xác hơn là khu vực lân cận sao Castor, ngôi sao sáng thứ 2 của chòm sao này.

Cách tìm chòm sao Gemini - chòm sao Song Tử

Chòm sao Gemini mọc lên từ hướng đông và lên rất cao lúc giữa đêm trước khi dịch chuyển về chân trời phía Tây. Dễ dàng nhất là từ lúc 9 giờ tối. Nó nằm bên trái chòm Taurus (chòm sao Kim Ngưu) có dạng chữ V.

Chòm sao Gemini dễ dàng tìm thấy thông qua 2 sao sáng nhất của nó là Pollux và Castor cách nhau khoảng 1 ngón tay. Bạn hãy tưởng tượng tâm của một cái đồng hồ là chòm sao Pollux, thì Castor nằm ở hướng 1 rưỡi.

Cách ngắm mưa sao băng Geminid 2018

Để quan sát mưa sao băng, bạn không cần dùng bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào. Quan sát bằng mắt thường chính là tốt nhất.

Nên chọn vị trí quan sát có góc nhìn rộng, ít ánh sáng nhân tạo. 

Ban đầu bạn sẽ cần khoảng 10 phút để mắt quen với bóng tối - vì vậy hãy kiên nhẫn, có thể ban đầu bạn không thấy ngôi sao nào cả, nhưng vài phút sau chúng sẽ dần dần xuất hiện.

Tư thế quan sát tốt nhất là ngả lưng để ánh mắt luôn hướng lên phía trên.

Cuối cùng, đừng quên bảo vệ sức khỏe và chú ý vấn đề anh ninh nếu như nơi quan sát không phải là nhà của bạn.

(Nguồn: Thiên văn Việt Nam, Trí thức trẻ, Thể thao và văn hóa)

Xem thêm

Hoàng Nguyên (Tổng hợp)/giadinhmoi.vn