Theo Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội, sự việc cô giáo tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh bạo hành trẻ nhỏ bị phanh phui là những góc khuất, mặt trái của xã hội hóa giáo dục mầm non.
Liên quan đến hàng loạt vụ việc trẻ bị bạo hành trong thời gian gần đây, đặc biệt là vụ hàng loạt trẻ bị bạo hành tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP HCM) khiến dư luận bức xúc.
Và dù trước đấy đã có rất nhiều vụ bạo hành trẻ phát giác nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Phải chăng để tình trạng này xảy ra là do chế tài xử phạt chưa nghiêm khắc?
Để tìm hiểu rõ hơn về những quy định bảo vệ và chăm sóc trẻ, PV Gia Đình Mới đã có trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
‘Những phát đánh, đập, tát... Thể hiện sự vô tâm tàn nhẫn, không thể chấp nhận được trong môi trường giáo dục…’
Theo luật sư Cường, thời gian qua đã xảy ra một số việc bảo hành ở các trường mầm non bị báo chí phát hiện phanh phui, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kịp thời và xử lý, nhiều bảo mẫu đã phải đứng trước vành móng ngựa để trả giá cho những hành động phản giáo dục của mình.
Tuy nhiên, sự việc xảy ra tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh mấy ngày hôm nay cho thấy sự bảo hành cho em vẫn xảy ra trong các cơ sở mầm non tư thục, có thể nói đó là góc khuất, mặt trái của xã hội hóa giáo dục mầm non.
‘Qua clip lan truyền trên mạng xã hội và báo trí cho thấy việc bảo hành trẻ em xảy ra liên tục với sự tham gia của nhiều giáo viên, nhiều học sinh mầm non bị bảo hành.
Những phát đánh, đập, tát... Thể hiện sự vô tâm tàn nhẫn, không thể chấp nhận được trong môi trường giáo dục’, luật sư Cường bức xúc chia sẻ.
Cũng theo luật sư, sự việc trên có đủ căn cứ để khởi tố hình sự về tội hành hạ người khác theo quy định tại điều 110 Bộ Luật Hình Sự hiện hành.
Vì vậy cơ quan điều tra cần vào cuộc, xác minh làm rõ và khởi tố vụ án để làm căn cứ xử lý các đối tượng có liên quan.
Cụ thể, Điều 110. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b) Đối với nhiều người.
Như vậy, theo quy định tại điều 110 Bộ luật Hình sự thì các bảo mẫu trên có thể đối mặt với mức án cao nhất là ba năm tù.
Trường hợp của nạn nhân bị thương tích đủ tỷ lệ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì các bảo mẫu trên sẽ bị xử lý về tội cố Ý gây thương tích theo quy định tại điều 104 Bộ luật Hình sự chứ không bị xử lý về tội hành hạ người khác. Với tội cố Ý gây thương tích thì hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn.
Ngoài ra, nếu trong quá trình điều tra phát hiện phát hiện các đối tượng trên đã sử dụng bằng cấp giả, giấy tờ giả để lừa dối cơ quan chức năng thì hành vi đó còn có thể bị xử lý về tội làm giả tài liệu con dấu của cơ quan tổ chức theo quy định tại điều 267 Bộ luật Hình sự.
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan để bảo vệ trẻ em chưa tốt
Đề cập đến vấn đề chế tài xử lý việc bạo hành trẻ nhỏ phải chăng chưa đủ sức răn đe nên trong thời gian vừa qua liên tiếp nhiều vụ bạo hành trẻ xảy ra, luật sư Cường chia sẻ: ‘Có thể nói rằng, với thế hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay thì có đủ chế tài để xử lý đối với các hành vi bạo hành trẻ em.
Với mức chế tài hiện nay cũng là rất nghiêm khắc, nếu biết là hành vi bạo hành sẽ phải đối mặt với ba năm tù thì có lẽ các bảo mẫu chưa chắc đã dám bảo hành trẻ em.
Nhưng có lẽ sự vi phạm của các bảo mẫu trong các vụ việc gần đây không phải là do chế tài không đủ răn đe mà do nhận thức, đạo đức và văn hóa của các bảo mẫu.
Có thể cái tư duy thương cho roi cho vọt, thêm vào đó là thiếu đạo đức của người làm thầy, thiếu kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ... đó là những nguyên nhân dẫn đến sự việc’.
Bên cạnh tư duy, nhận thức của một bộ phận giáo viên mầm non chưa đầy đủ thì luật sư Cường cũng cho rằng để xảy ra tình trạng trên một phần do sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa tốt.
‘Qua sự việc trên cũng cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan để bảo vệ trẻ em là chưa tốt, chưa kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp bảo hành tương tự như vậy.
Hiện nay, chúng ta có Luật Trẻ em, các văn bản hướng dẫn thi hành, các chế tài hành chính và chế tài hình sự đủ để xử lý các trường hợp vi phạm quyền trẻ em.
Các tổ chức có chức năng bảo vệ trẻ em cũng ngày một người nhiều, phát triển rộng khắp nhưng sự hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Vì vậy trong thời gian tới cần phải có sự phối hợp tốt hơn, phát huy tốt hơn nữa vai trò của các tổ chức trong hoạt động bảo vệ trẻ em để tránh xảy ra những trường hợp bảo hành như những vụ việc vừa xảy ra trong thời gian vừa qua và vụ việc trên’, luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
Đặc biệt, để giảm thiểu các vụ việc bảo hành trẻ em thì cần làm tốt công tác phòng ngừa, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao đạo đức cho các bảo mẫu và những người giúp việc, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm.
Có nhiều biện pháp để phòng ngừa hành vi bạo hành trẻ em nói riêng và hành vi vi phạm pháp luật nói chung, trong đó chế tài nghiêm khắc chỉ là một trong các biện pháp để phòng ngừa khi mà sự việc đã xảy ra.