Với 12 bí quyết học tập này, bất cứ ai cũng có thể trở thành học sinh giỏi

Không ghi chép bằng laptop hay điện thoại mà chỉ viết tay, không dùng bút đánh dấu, nhai kẹo cao su khi học bài,... Đó là những bí quyết học tập dựa trên cơ sở khoa học.

 Không ghi chép bằng laptop hay điện thoại, chỉ viết tay 

1. Không ghi chép bằng laptop hay điện thoại, chỉ viết tay

Laptop hay điện thoại có thể tiện lợi và được rất nhiều học sinh ưa chuộng ngày nay, song không gì có thể so được với việc ghi chép bằng viết tay.

Viết tay sẽ kích thích nhiều khu vực thần kinh hơn so với đánh máy và có thể giúp nhớ lâu hơn. Vậy nên bạn hãy đề nghị con ghi chép bằng viết tay thay vì đánh máy.

2. Không dùng bút đánh dấu, hãy áp dụng kỹ thuật ‘chủ động hồi tưởng’

 

Theo một nghiên cứu cho biết, đánh dấu, gạch chân hay đọc đi đọc lại nhiều lần không phải là cách học tập hiệu quả.

Thay vào đó hãy sử dụng kỹ thuật ‘chủ động hồi tưởng’, tức là học sinh cố gắng hồi tưởng thông tin từ trí nhớ và tự đặt câu hỏi để kiểm tra bản thân.

Cách này sẽ kích thích các trung tâm trí nhớ trong não bộ và giúp nhớ lâu hơn thay vì chỉ đọc và ghi nhớ.

Active recall (chủ động hồi tưởng) là một kỹ thuật học tập hiệu quả, đòi hỏi người học chủ động kích thích bộ nhớ trong quá trình học. Nó khác với cách ôn tập thụ động (chỉ đọc hoặc xem các tài liệu học tập một cách bị động).

Ví dụ: Bạn đọc một bài viết về George Washington và không làm gì thêm nữa, đó là ôn tập thụ động.

Nếu bạn trả lời câu hỏi ‘Ai là tổng thống đầu tiên của nước Mỹ?’, đó là chủ động hồi tưởng.

Chủ động hồi tưởng rất hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ dài hạn và cũng là một trong những cơ sở cho phương pháp học bằng flashcard.

3. Tạo động lực bằng học nhóm

 

Học nhóm sẽ tốt hơn là học một mình, không chỉ giúp việc học hiệu quả hơn mà còn giúp con bạn hòa đồng hơn và củng cố kĩ năng làm việc nhóm.

Lưu ý là bạn học nhóm phải là người truyền động lực, chứ không phải là người cản trở việc học.

4. Không làm nhiều việc cùng lúc

 

Khi đang học bài, chỉ nên tập trung duy nhất vào việc học. tắt tất cả thiết bị điện thoại, nhạc, TV khi đang học bài.

Tập trung vào một việc duy nhất sẽ năng suất hơn so với làm nhiều việc cùng lúc và cũng bớt nhầm lẫn hơn.

5. Nhai kẹo cao su

 

Nghiên cứu khoa học cho thấy nhai cao su có thể tăng tập trung và tăng trí nhớ. Nếu con bạn không thể tập trung học, hãy thử cho con nhai kẹo cao su.

6. Ăn gì bổ nấy

Hãy cho con ăn những thực phẩm có lợi cho sự phát triển của não bộ và tăng cường trí nhớ.

7. Nghỉ ngơi

Đừng học nhiều giờ mà không nghỉ ngơi. Quan trọng là chất lượng chứ không phải thời lượng.

Tốt nhất là nghỉ giải lao sau mỗi 25 phút học tập để cải thiệnkhả năng tập trung và ghi nhớ.

8. Đi dạo

 

Thay vì nằm nghỉ giải lao, hãy đề nghị con bạn đi dạo một vòng để thư giãn. Đi bộ cũng giúp nảy ra những ý tưởng mới và tập trung tốt hơn.

9. Ngồi học đúng tư thế 

Nếu con bạn ngồi thườn thượt hay ‘nằm sải lai’ trên giường khi học bài, bạn cần chỉnh sửa tư thế của con ngay lập tức.

Tư thế ngồi học đúng sẽ giúp việc học hiểu quả hơn, nhớ lâu hơn (và cũng tốt cho sức khỏe hơn).

10. Ngủ đủ giấc

 

Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho trí nhớ, giúp bộ não tổ chức tốt hơn, tăng cường tập trung trong học tập.

Ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ có ích hơn nhiều nếu con bạn muốn cải thiện điểm số, thay vì học nhiều giờ và thiếu ngủ.

11. Tập thể dục!

Một trí não tốt gắn liền với một sức khỏe tốt! Nếu con bạn gặp khó khăn trong học tập, hãy thử đề nghị con bạn tập thể dục.

Chỉ 20 đến 30 phút mỗi ngày có thể làm nên điều kỳ diệu cả cho sức khỏe và trí não.

12. Đặt câu hỏi

 

Hãy dạy con đặt câu hỏi khi có khúc mắc, đừng ngần ngại hay giả vờ hiểu.

Thói quen đặt câu hỏi cũng sẽ giúp tăng khả năng tư duy và kích thích trí tò mò của con bạn.

Thu Trang /giadinhmoi.vn