Bài văn khấn Tết Trung Nguyên rằm tháng 7 gồm hai phần là khấn thần linh và khấn gia tiên. Tham khảo văn khấn Tết Trung Nguyên tại nhà ngắn gọn, đầy đủ nhất.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, thông thường khi cúng Tết Trung Nguyên, gia chủ sẽ khấn thần linh trước rồi mới khấn đến gia tiên trong gia đình mình.
Dưới đây là mẫu bài văn khấn Tết Trung Nguyên rằm tháng 7 năm 2022 đầy đủ, ngắn gọn để độc giả tham khảo.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân vàChư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhâm Dần 2022.
Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh
Tín chủ (chúng) con là:....................................
Ngụ tại:.............................................. ...........
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm .............nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương,thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Theo chuyên gia Song Hà, nhắc đến Tết Trung Nguyên, người ta sẽ giảm bớt ý nghĩa phòng tránh ma quỷ, gạt bỏ những kiêng kỵ không phù hợp của Lễ Cúng Cô Hồn mà chủ yếu tập trung vào xem xét tính nhân đạo, xây dựng đạo lý, cư xử của người sống khi nghĩ tới những vong hồn thay vì sợ hãi, hoang mang, sợ họ làm hại mình, giúp người trần có cái nhìn đúng đắn về sinh và tử, phát huy ý nghĩa giá trị của sinh mệnh, mở ra cuộc đời hiểu biết trọn vẹn âm dương.
Nói chung, Tết Trung Nguyên là dịp để người sống tri ân cùng người đã khuất, thể hiện một tấm lòng nhân đạo sâu sắc và thấm thía. Ý nghĩa của Tết này là vậy.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm