Trẻ em 15 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu mới đúng chuẩn?

Trẻ em 15 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu mới đúng chuẩn? Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ được công bố bởi WHO. Tham khảo để biết cân nặng của bé đạt chuẩn chưa nhé.

Trẻ em 15 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu mới đúng chuẩn?

Bước sang tháng thứ 15, cơ thể trẻ sẽ có sự thay đổi đáng kể. Khả năng vận động, học hỏi cũng như bộc lộ cảm xúc của con sẽ tốt hơn.

Theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ được công bố bởi WHO, tiêu chuẩn cân nặng của bé sẽ như sau:

- Tiêu chuẩn cân nặng của bé gái 15 tháng tuổi

+ Suy dinh dưỡng: 7.7kg

+ Nguy cơ suy dinh dưỡng: 8.5kg

+ Bình thường: 9.6kg

+ Nguy cơ béo phì: 10.9kg

+ Béo phì: 12.2kg

- Tiêu chuẩn cân nặng của bé trai 15 tháng tuổi

+ Suy dinh dưỡng: 8.4kg

+ Nguy cơ suy dinh dưỡng: 9.2kg

+ Bình thường: 10.3kg

+ Nguy cơ béo phì: 11.6kg

+ Béo phì: 12.7kg

Trẻ em 15 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu mới đúng chuẩn?

Tham khảo thêm:

Chăm sóc trẻ em 15 tháng tuổi thế nào, cần chú ý điều gì?

Bên cạnh nguồn sữa mẹ, bạn nên bổ sung các dạng thức ăn khác cho con. Dưới đây là một số gợi ý giúp quá trình chăm sóc trẻ 15 tháng tuổi tốt nhất.

- Cho bé tập nhai thức ăn

Các mẹ nên cho con tập nhai thức ăn, nếu trẻ thích miếng to hãy khuyến khích con nhai bởi rất nhiều bé ngoài 2 tuổi vẫn không thể nhai mặc dù đây là giai đoạn các trẻ khác có thể nhai tốt.

- Xây dựng kế hoạch ăn uống khoa học cho con

Hầu hết trẻ khi ở tháng thứ 15 đều thích ăn các món ăn vặt hơn là ăn các thức ăn trong bữa chính. Vì thế, hãy lên kế hoạch ăn uống khoa học để hình thành thói quen sau này.

Nên cho bé ăn 3 bữa chính, 2 bữa phụ với các loại thức ăn lành mạnh như thế cơ thể của trẻ mới hấp thu đầy đủ hàm lượng dưỡng chất.

Hãy tập cho con ăn uống đúng giờ. Thời gian lí tưởng cho việc ăn uống hàng ngày là từ 10 - 11 giờ và ăn tối lúc 17 giờ.

- Gợi ý thực đơn cho trẻ 15 tháng tuổi đủ dưỡng chất

+ Bữa sáng: cháo tôm, thịt, bánh mì nướng và súp rau

+ Bữa trưa: mì, trứng và salad

+ Bữa tối: cơm và thịt viên (hoặc cá) + canh rau củ.

Ngoài ra, trong quá trình chế biến đồ ăn cho con các mẹ cần lưu ý:

+ Hạn chế đường, muối trong thức ăn. Hãy tập cho bé ăn nhạt thay vì ăn mặn. Chỉ nên cho khoảng 1/4 muỗng muối nhỏ.

+ Nên dùng các loại dầu thực vật như: Dầu nành, dầu mè... sẽ tốt hơn dùng mỡ động vật.

+ Nên nấu cháo vỡ và cho bé tập ăn cơm nát.

Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe cho con, các mẹ nên:

+ Cho trẻ ăn uống, ngủ nghỉ một cách khoa học, tránh để bé chơi cùng những trẻ bị cảm cúm hay một số bệnh lây nhiễm.

+ Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn cùng các thói quen hữu ích khác. Đừng quên giải thích để giúp con hiểu được tầm quan trọng của những việc mình làm nhé.

Bé 15 tháng tuổi biết làm gì?

Sang tháng thứ 15, trẻ sẽ hoàn thiện nhiều kỹ năng hơn trong đó:

- Trẻ 15 tháng có thể đứng và đi lại một cách vững vàng. Trẻ thích lục lọi, khám phá mọi ngóc ngách trong nhà. 

- Ở tuổi này, con cũng bắt đầu nói rõ các từ đơn và biết ê a gọi bố mẹ. Vì thế, bố mẹ nên chơi với con nhiều hơn và dạy trẻ học nói cũng như ghi nhớ, làm quen với mọi đồ vật.

- Trẻ em 15 tháng tuổi thích giao tiếp với mọi người xung quanh. Đây là lúc con phát triển tự lập và hình thành tính cách cá nhân rõ ràng nhất. Biểu hiện rõ nhất là bé bướng bỉnh, không chịu nghe lời cha mẹ. 

Do đó, bạn cần nhẹ nhàng giải thích, trò chuyện để con hiểu hơn bởi 15 tháng là lúc con hoàn toàn có thể hiểu được qua thái độ của mẹ.

Phương Anh (T/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan