Trả lời những câu hỏi của Giáo sư dinh dưỡng để biết tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn

Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mỗi người. Hãy trả lời những câu hỏi về thói quen ăn uống dưới đây để biết sức khỏe của mình hiện tại ra sao.

Bà Phạm Chí Hồng - Phó giáo sư Học viện Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm thuộc trường Đại học nông nghiệp Trung Quốc đã đưa ra một vài câu hỏi để giúp chúng ta đánh giá được chất lượng bữa ăn của mình.

1. Cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường 

  • Bạn có ăn sáng hàng ngày không?
  • Bữa ăn của bạn có thường bổ sung ngũ cốc không?
  • Bạn có ăn các loại hạt, ngũ cốc, gạo nâu hoặc khoai (khoai lang, khoai tây, khoai môn) ít nhất 3 lần/tuần không?
  • Mỗi ngày bạn có ăn đến 200g rau màu xanh đậm (rau chân vịt, cải dầu, bông cải xanh...) không?
  • Nếu lượng rau ăn mỗi ngày không đến 500g, bạn có bổ sung thêm hoa quả không?

Nếu số câu trả lời "có" ít hơn 2 câu, bạn nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống để kiểm soát các bệnh mãn tính như cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường.

Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, các bệnh mãn tính sẽ có nhiều cơ hội để "xâm chiếm" cơ thể của bạn, khiến bạn bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tiểu đường và cao huyết áp.

Bữa ăn đủ vitamin, chất xơ không chỉ giúp làn da của bạn luôn tràn đầy sức sống, tăng sức đề kháng của cơ thể mà còn có tác dụng giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Chất xơ trong thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, giúp cơ thể thải bỏ chất độc tốt hơn. Đồng thời, cần kết hợp chế độ vận động phù hợp để duy trì sức khỏe.

2. Loãng xương, nhược cơ

  • Bạn có uống sữa đậu nành hoặc các thực phẩm chế biến từ đậu ít nhất 4 lần/tuần không?
  • Lượng thịt và cá ăn mỗi ngày có nhiều hơn 50g và ít hơn 150g không?
  • Nếu một ngày không ăn cá thịt, thì bạn có ăn trứng, đậu nành và các sản phẩm từ đậu không?
  • Bạn có uống sữa hoặc ăn sữa chua hàng ngày không?
  • Bạn có ít uống rượu bia không?

Nếu số câu trả lời "có" ít hơn 2 câu, bạn nên chú ý đến vấn đề loãng xương, nhược cơ.

Cùng với sự gia tăng của độ tuổi, khả năng trao đổi chất của cơ thể ngày càng giảm, các cơ bắp và xương sẽ dần lão hóa.

Hãy đảm bảo lượng protein nạp vào cơ thể mỗi ngày, cộng với chế độ vận động để giúp cơ thể dẻo dài, hồi phục các mô của cơ thể, tránh loãng xương và nhược cơ.

Cá, thịt đỏ, thịt gia cầm, sữa và sản phẩm từ đậu đều là những thực phẩm bổ sung nhiều protein, cần có trong chế độ ăn hàng ngày.

3. Béo phì 

  • Bạn ít khi tham dự các bữa tiệc, bữa ăn ở nhà hàng (ít hơn 2 lần/tuần)?
  • Bạn ít ăn bánh kẹo, socola và mì ăn liền (ít hơn 2 lần/tuần)?
  • Bạn thích ăn những món salad, món hầm, hấp và nấu, ít ăn đồ chiên rán?
  • Bạn uống ít nhất 7 cốc nước mỗi ngày, ít uống nước ép hoa quả hoặc đồ uống chứa đường?
  • Bạn không ăn quá no, cũng không để bụng quá đói?

Nếu số câu trả lời "có" ít hơn 2 câu, vậy thì bạn nên chú ý để cơ thể không rơi vào tình trạng béo phì.

Thường xuyên "ăn hàng", chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường đều khiến bạn gia tăng nguy cơ béo phì, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát các bệnh mãn tính, tăng tốc độ lão hóa của cơ thể.

Đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi 40-45 tuổi, khả năng tiết estrogen giảm, hiện tượng lão hóa diễn ra càng nhanh chóng, mỡ sẽ dễ tích tụ ở vùng eo và bụng, khiến cơ thể béo ra.

Vì thế hãy giảm lượng đường, chất béo và tăng lượng chất xơ, vitamin trong chế độ ăn để giảm nguy cơ này.

Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan