Mâm cỗ Trung thu là một phần không thể thiếu vào những ngày rằm tháng 8 hàng năm. Vậy, trang trí mâm cỗ Trung thu như thế nào ấn tượng, dưới đây là một số gợi ý mà bạn không thể bỏ qua.
Ý nghĩa của mâm cỗ Tết Trung thu
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa.
Người xưa có kể lại rằng, có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất kể về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Xét ở góc độ khoa học, theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về rằm tháng 8 đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu tiên từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.
Cho dù Trung thu có từ khi nào, bắt nguồn từ đâu thì cái Tết này vẫn luôn thực sự có ý nghĩa đối với không chỉ thiếu nhi mà còn có ý nghĩa cả những người trưởng thành.
Mỗi cái Tết Trung thu qua đi đều để lại những ký ức đẹp trong lòng của mỗi và chúng sẽ theo bạn đến suốt cuộc đời.
Mâm cỗ Trung thu bây giờ đơn giản hơn xưa rất nhiều. Tuy nhiên vẫn có sự góp mặt của đầy đủ những loại hoa quả mặt như: Nải chuối vàng chín trứng cuốc, trái hồng đỏ mang hy vọng, trái na mang ước nguyện sinh sôi, trái bưởi mang những điều tốt lành, trái lựu chứa ngọt ngào may mắn…
Ngoài ra, mâm cỗ cũng không thể thiếu các loại bánh nướng, bánh dẻo đi cùng với trà ướp sen hay bánh con lợn, con cá nhỏ cho trẻ con.
Để có một mâm cỗ Trung thu ý nghĩa, mâm quả phải đạt yêu cầu: Có xanh có chín, như quan niệm của người xưa, màu xanh của hoa quả mang tính âm, trái chín mang tính dương. Mâm ngũ quả tượng trưng cho quy luật cân bằng âm dương của vũ trụ.
Khác với miền Bắc, miền trung chính là khúc ruột nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày rằm tháng 8, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.
Cũng giống như miền Bắc, bánh Trung thu cũng là một phần không thể thiếu vào những ngày như này.
Các loại hoa quả trong miền Nam khá phong phú, chính vì vậy mà người dân thường chọn 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài để bày mâm ngũ quả với mong muốn "Cầu sung vừa đủ sài".
Ngoài ra, mâm ngũ quả có có thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) thể hiện sự vững vàng, mong muốn con cháu đầy nhà.
Đặc biệt, người miền Nam rất kiêng kỵ sử dụng một số loại hoa quả như: Chuối phát âm giống chúi thể hiện sự nguy khó, làm ăn không phất lên được, lê, táo dễ thất bại.Cam, quýt: "quýt làm cam chịu".
Cùng giống như các vùng miền khác, bánh Trung thu và đèn lồng cũng là một phần không thể thiếu tạo nên đặc trưng vốn có của ngày lễ Trung thu trong lòng người Việt.