Tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam: Hơn 300.000 ca mỗi năm, 1/3 là chưa kết hôn

Tình hình nạo, hút thai ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng về số lượng và giảm về độ tuổi. Điều này cho thấy một quan niệm sống cởi mở đến mức xô bồ phổ biến, kể cả những người có học như học sinh.

Xem thêm

Ngoài các vấn đề xã hội, song song với đó là những hệ lụy khôn lường về sức khỏe sinh sản, an toàn cho phụ nữ.

Theo số liệu thống kê từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), mỗi năm nước ta có khoảng 250.000- 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Đáng chú ý, tỉ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80%.

Trong khi đó, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, 20- 30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60- 70% là sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi 15- 19.

Thống kê từ Bệnh viện Từ Dũ, 6 tháng đầu năm 2017, bệnh viện có 14.159 ca đến bỏ thai. Trong số này, phá thai ở trẻ vị thành niên chiếm hơn 1.000 ca.

Trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 80 ca đến nạo, phá thai. Tại Bệnh viện Hùng Vương có 7.143 phụ nữ phá thai. Trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận từ 60 - 70 ca.

Cứ 5 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 2 người từng phá thai ít nhất một lần. Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.

Giải thích nguyên nhân tỉ lệ phá thai ở Việt Nam vẫn ở mức rất cao, thạc sĩ Dương Thị Hải Ngọc, đại diện Vụ Sức khỏe Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, nguyên nhân có thai ngoài ý muốn do không áp dụng biện pháp tránh thai chiếm 55,6%, 39,5% do việc thực hiện các biện pháp tránh thai không kiên trì dẫn đến thất bại.

Tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại có xu hướng giảm tính từ năm 2011- 2016. Tình trạng giới trẻ quan hệ tình dục càng ngày càng trẻ hóa và gia tăng trong khi kiến thức về sức khỏe sinh sản còn hạn chế.

Các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính trong nhà trường không đủ cung cấp thông tin một cách toàn diện.

Xem thêm
Vân Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan