NSND Hồng Vân là một trong những gương mặt nổi bật có nhiều cống hiến cho điện ảnh Việt cũng như sân khấu kịch.
Tiểu sử NSND Hồng Vân
NSND Hồng Vân tên đầy đủ là Ngô Đặng Hồng Vân (SN 1966) quê ở xã Châu Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Cô được biết đến là một diễn viên, diễn viên hài, đạo diễn sân khấu nổi tiếng người Việt Nam.
Sinh ra ở đất Bắc nhưng tới năm 9 tuổi, gia đình Hồng Vân chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, nghệ sĩ Hồng Vân mới có cơ hội tiếp xúc với nghệ thuật. Cô bắt đầu mê sân khấu và mơ ước theo nghệ thuật.
Cô từng lén gia đình nộp hồ sơ vào trường Nghệ thuật Sân khấu 2 và đỗ thủ khoa.
Sau khi tốt nghiệp, nghệ sĩ Hồng Vân về diễn ở sân khấu 5B cho tới khi về sân khấu Phú Nhuận.
Năm 2001, cô đảm nhận vai trò diễn viên, đạo diễn và đồng thời là giám đốc công ty Cổ phần Sân khấu Điện ảnh Vân Tuấn. Cô cũng là bầu sô của Sân khấu kịch Phú Nhuận tại TP HCM.
Hiện NSND Hồng Vân có cuộc sống hạnh phúc bên chồng là Lê Tuấn Anh và 3 con Nguyễn Ngô Hoàng Châu (Xí Ngầu), Nguyễn Hoàng Khôi Nguyên và Lê Ngô Ngọc Châu.
Sự nghiệp của NSND Hồng Vân
Sự nghiệp của NSND Hồng Vân gây dấu ấn với nhiều tác phẩm nổi bật. Mới đât là vai diễn trong bộ phim gia đình đình đám Gạo nếp gạo tẻ.
Cô từng dành các giải thưởng:
- Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam
- Bằng khen của UBND TP HCM
- Huy chương vàng các tác phẩm: Nỏ thần, Mẹ và Người tình.
Năm 2001 cô được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú đợt 5. Tới năm 2011, cô tiếp tục nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt 7.
Mới đây, NSND Hồng Vân khiến nhiều người xót xa khi chia sẻ đoạn tâm thư chia sẻ việc cô phải đóng cửa "đứa con tinh thần" 14 năm của mình - sân khấu kịch Superbowl.
"Đêm nay sẽ là đêm cuối cùng của sân khấu kịch Superbowl, với vở diễn 'Tầng 13', khép lại chặng đường 14 năm của một địa chỉ văn hóa. Một sân khấu kịch nói xã hội hóa của thành phố, nơi vốn đã quá ít nhà hát dành cho các loại hình sân khấu.
Trái tim tôi như thắt lại, mệt rồi, cố gắng làm một điều gì đó 'hơn' tiền nhưng thấy lẻ loi quá. Còn lại chút sức lực cố kêu gọi anh em đồng nghiệp truyền lại lửa nghề, tình yêu sân khấu cho mấy đứa nhỏ để giữ lại những gì sân khấu xã hội hóa đã gây dựng được. Chờ ngày có người hiểu được điều đó quan trọng thế nào.
Vì lợi ích trăm năm trồng người, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật là những phần không thể thiếu để 'trồng' lên một con người. Vĩnh biệt Superbowl".