Bộ Y tế đang tập huấn tiêm chủng vắc-xin COVID-19 trẻ em cho các tỉnh, thành. Bộ cũng đã ban hành quyết định về việc 'Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em'.
Chiều ngày 29/10, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5002/QĐ- BYT về việc "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em".
Theo đó, ở phần sàng lọc, bảng kiểm trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em gồm có các công việc như: Đo thân nhiệt, nhịp tim...
Y bác sĩ khi khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ cần lưu ý 8 yếu tố gồm:
- Hỏi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc-xin phòng COVID-19;
- Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển;
- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào;
- Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi;
- Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu;
- Nghe tim, phổi bất thường;
- Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);
- Các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).
Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: nếu trẻ đủ điều kiện tiêm chủng ngay khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc-xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
Chống chỉ định tiêm vắc-xin cùng loại khi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc-xin phòng COVID-19;
Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển;
Thận trọng tiêm chủng cho trẻ khi có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi;
Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu; Nghe tim, phổi bất thường; Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);