Nhìn hình dáng và cử động của bàn tay có thể đoán chỉ số thông minh của trẻ

Có một điều thú vị không nhiều người biết, đó là nhìn bàn tay của trẻ, cha mẹ có thể nhận biết phần nào chỉ số thông minh của con mình.

Trong giai đoạn thai kỳ, nhiều bà mẹ rất chú trọng đến việc phát triển trí thông minh cho con thông qua việc bổ sung chất dinh dưỡng, thai giáo… để con sinh ra có một vạch xuất phát thông minh hơn.

Sau khi con chào đời, để nhận biết chỉ số thông minh của trẻ, ba mẹ có thể quan sát thông qua bàn tay bé.

Sự linh hoạt của ngón tay trẻ thể hiện não bé rất phát triển

Một người mẹ trẻ đã cho con trai của mình đến bệnh viện để thực hiện việc kiểm tra chỉ số thông minh của con khi tròn 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên kỳ lạ là bác sĩ lại không sử dụng bất kì thiết bị đo đạt nào mà đặt một số đồ chơi dưới đất để kiểm tra bé. Sau đó, chăm chú theo dõi cậu bé bắt đầu tìm cách để cầm lấy đồ chơi, người mẹ đã rất hoang mang vì không biết bằng cách này liệu có đo được chỉ số IQ của con hay không.

Tuy nhiên bác sĩ đã nói với cô rằng để biết một đứa trẻ thông minh hay không chỉ cần nhìn vào sự nhanh nhạy ở bàn tay của trẻ. Lý do là vì ở trung tâm vận động của vỏ não trẻ sơ sinh, các tế bào thần kinh bàn tay có tỷ lệ lớn, khi mọi người nhìn thấy em bé mới chào đời và ngón tay rất linh hoạt, điều đó có nghĩa là trẻ rất thông minh, bởi nó chứng tỏ vỏ não của bé rất phát triển.

Đồng thời, những ngón tay của một đứa trẻ sơ sinh rất khác so với người trưởng thành. Ngay cả một cử động rất nhẹ của ngón tay cũng có thể cung cấp nhiều máu hơn cho não.

Việc cung cấp đủ máu thường cho phép nhiều tế bào thần kinh phát triển ở trung tâm não của em bé, điều đó có nghĩa là em bé sẽ có thể thông minh hơn. Chính vì vậy, bố mẹ không nên đánh giá thấp bàn tay nhỏ bé của trẻ, cử động tay của em bé càng thường xuyên, càng linh hoạt chứng tỏ bé có bộ não phát triển khỏe mạnh.

Các mẹ có thể quan sát phản ứng của trẻ để nhận biết con có chỉ số thông minh cao thông qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn sơ sinh

Đã bao giờ ba mẹ thử đặt ngón tay của mình vào lòng bàn tay của con chưa, khi đó trẻ tự nhiên sẽ nắm lấy ngón tay của ba  mẹ. Thậm chí một số trẻ khi ngủ còn nắm chặt tay mình lại và đó được xem là bản năng của trẻ sơ sinh.

Mẹ hãy dành một ít thời gian trong ngày để giúp bé xoa lòng bàn tay và cơ thể con, điều này không chỉ khiến trẻ thoải mái, dễ chịu mà còn thúc đẩy sự phát triển thần kinh của trẻ.

Lúc ba tháng tuổi

Khi con bạn lớn hơn một chút, bé sẽ rất thích lấy đồ đạc, thậm chí là quay qua quay lại trên giường. Lúc này, ngoài việc xoa bóp cho trẻ, các mẹ cũng có thể lấy một số đồ chơi nhẹ hơn hoặc các đồ vật nhỏ để trẻ tập cầm nắm.

Trong giai đoạn này, việc rèn luyện khả năng cầm nắm của trẻ là vô cùng cần thiết, thậm chí có thể tăng chỉ số thông minh của trẻ thông qua việc cầm nắm nhiều lần.

Khi sáu tháng tuổi

Khi trẻ được sáu tháng tuổi, khả năng cầm nắm của trẻ đã rất chắc chắn và lòng bàn tay của trẻ cũng trở nên linh hoạt hơn. Lúc này, mẹ nên cho bé tập bò và đặt một đồ chơi mà bé yêu thích xa hơn chỗ bé ngồi một chút để bé tự bò qua để lấy đồ chơi.

Ba mẹ cũng cần lưu ý vì trong giai đoạn này, trẻ rất thích để đồ chơi vào miệng gây mất vệ sinh và nguy hiểm cho trẻ, cha mẹ nên theo dõi cẩn thận.

Tuy nhiên, có một số cha mẹ cho rằng chỉ số thông minh của trẻ do gen quyết định, nếu vợ chồng thông minh thì sẽ sinh ra những đứa trẻ thông minh và ngược lại.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, ý kiến này không hoàn toàn đúng, mặc dù một phần lớn các yếu tố quyết định chỉ số IQ là bẩm sinh nhưng không được đánh giá thấp sự phát triển trí tuệ thông qua rèn luyện.

Vậy nên cha mẹ cần phải kiên nhẫn và giúp con thực hiện tốt việc rèn luyện chỉ số thông minh ở từng giai đoạn phát triển để sau này trẻ có thể trở thành người thông minh toàn diện nhé.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan