Khoa học chứng minh: Càng quên nhiều thì càng thông minh hơn

Có thể bạn nghĩ có một trí nhớ 'cá vàng' là hạn chế, nhưng nghiên cứu mới cho rằng điều ngược lại, quên đi sẽ giúp bạn thông minh hơn!

Các nhà nghiên cứu cho rằng mục tiêu của bộ nhớ không phải là truyền tải chính xác mọi thông tin mà chỉ lưu giữ những thông tin quan trọng.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cách chúng ta tạo dựng và lưu trữ ký ức, thì việc quên đi cũng quan trọng không kém ghi nhớ.

Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Toronto đã xem xét nhiều nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau về ký ức được công bố trước đây.

Một số nghiên cứu nói về khả năng ghi nhớ (Persistence); trong khi một số khác lại quan tâm đến sự quên lãng hay sự biến đổi ký ức (Transience).

Tiến sĩ Blake Richards - một trong những người tiến hành nghiên cứu - cho biết: 'Não quên những chi tiết không cần thiết và thay vào đó, tập trung vào những thứ sẽ giang ta đưa ra được quyết định sáng suốt trong thế giới thực.'

Ngày nay, ngày càng nhiều nghiên cứu tìm hiểu về cơ cấu của bộ não và cho rằng quên đi cũng quan trọng như ghi nhớ.

Tiến sĩ Paul Frankland đồng tác giả nghiên cứu cho biết: 'Chúng tôi tìm thấy rất nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu trước đây nói rằng có những cơ chế trong não bộ đang thúc đẩy sự mất trí nhớ và ngược lại.'

Một trong số các cơ chế đó là sự tạo thành neuron mới từ tế bào gốc.

Khi các neuron mới kết nối với hồi hải mã trong não, các liên kết mới tạo thành và ghi đè lên ký ức cũ,  khiến bộ não khó tiếp cận những thông tin này hơn.

Điều này cũng lý giải tại sao trẻ em - đối tượng có bộ não đang phát triển - lại quên rất nhiều thông tin. 

Nghe có vẻ vô lý khi bộ não tốn vô số năng lượng sản sinh neuron mới để rồi phá hủy những ký ức cũ.

Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng mối tương quan giữa nhớ và quên cho phép chúng ta đưa ra những quyết định thông minh hơn.

Họ tin rằng có hai lý do khiến bộ não chủ động quên ký ức cũ.

Thứ nhất, quên đi cho phép chúng ta thích nghi với tình huống mới nhờ loại bỏ những thông tin đã cũ và không còn có ích cho chúng ta nữa.

Nếu cửa hàng cà phê yêu thích của bạn đã chuyển sang phía bên kia của thị trấn, thì quên vị trí cũ của sẽ giúp bạn nhớ địa chỉ mới của nó.

Thứ hai, quên đi cho phép chúng ta đưa ra những sự lựa chọn sau khi đã lọc những thông tin chủ chốt của sự kiện trong quá khứ thành ký ức mới.

Khi bạn ghé thăm quán cà phê quen, bạn sẽ chỉ nhớ những thứ cần thiết như món nước bạn thích là gì hay chủ quán có lịch sự với bạn không; những thông tin không quan trọng như số người trong quán hay tất các món nước khác trong menu sẽ bị lãng quên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các cơ chế này phụ thuộc vào môi trường sống của chúng ta.

Trong một môi trường không ngừng thay đổi, có thể chúng ta chỉ cần ghi nhớ ít di.

Ví dụ với một người thu ngân gặp gỡ hàng trăm khách hàng mỗi ngày, họ sẽ chỉ nhớ tên của những người khách đó trong thời gian ngắn.

Nhưng một người thiết kế thường xuyên gặp gỡ khách hàng sẽ nhớ thông tin của khách lâu hơn.

Tiến sĩ Richards cũng nói thêm: 

'Một trong những điều phân biệt môi trường mà chúng ta cần nhớ với cần quên là mức độ ổn định của môi trường và khả năng những điều ấy sẽ lặp lại trong cuộc sống của bạn.'

Theo Daily Mail

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan