Khăn lụa Khải Silk tiền triệu ở Việt Nam, mẫu tương tự Trung Quốc rao vài chục đến vài trăm nghìn

Gia Đình Mới đã thử tìm những mẫu khăn lụa cao cấp của Khải Silk trên một số trang bán hàng của Trung Quốc và hoàn toàn kinh ngạc về sự chênh lệch mức giá.

Sau khi doanh nhân Hoàng Khải, chủ thương hiệu Khải Silk thừa nhận dùng khăn lụa ‘Made in China’ gắn mắc thương hiệu mình bán trong suốt 30 năm đã khiến cộng đồng choáng váng.

Khó tin được những chiếc khăn vốn được coi là một thương hiệu đáng tự hào Việt Nam cuối cùng lại là cú lừa ngoạn mục với khách hàng yêu quý hàng tơ lụa cao cấp nói chung và lụa Việt Nam nói riêng.

Cộng đồng mạng tiếp tục 'bóc phốt' Khải Silk và lộ ra những thông tin đáng kinh ngạc về sản phẩm thương hiệu này. 

Những chiếc khắn lụa gắn mác Khải Silk đã bị lộ dấu vết cắt mác ‘Made in China’. 
Một ý kiến trên cộng đồng mạng cho rằng việc nhập hàng Trung Quốc cắt mác gắn mác Khải Silk đã diễn ra từ những năm 90

Ngay sau khi sự việc được đưa ra trước truyền thông, nhiều người đã 'dạo quanh thị trường' khăn lụa đại trà và nhận ra không ít bóng dáng 'như lạ như quen' từng thấy xuất hiện trong cửa hàng của Khải Silk.

Điều khác duy nhất là nếu như ở các cửa hàng này, chúng bị xếp thành lố với mức giá từ 25.000 đồng, thì khi bước chân vào cửa hàng, chúng đã được đổi đời, với mức giá tăng hàng chục lần.

Một ý kiến của cư dân mạng cho rằng các mẫu khăn của Khải Silk vốn là hàng nhập của Trung Quốc có giá chưa tới 30 nghìn đồng.  

Gia Đình Mới đã tìm kiếm những mẫu hàng tương tự với những chiếc khăn quảng bá trên fanpage của Khải Silk cũng như được ông chủ Hoàng Khải post lên Facebook cá nhân một cách tự hào.

Chưa có cơ sở để khẳng định chất lượng của 2 mặt hàng có tương đương nhau hay không, loại khăn Khải Silk bán có liên quan tới những mẫu trôi nổi trên mạng ở Trung Quốc không, nhưng qua quan sát bằng mắt thường thì kiểu dáng, design rất khó phân biệt. 

Một chiếc khăn được ưa thích trên Facebook của Khải Silk có giá trên dưới 2 triệu đồng.   
Khách hàng có thể tìm những chiếc khăn có kiểu dáng hoàn toàn tương tự trên các trang web mua bán nổi tiếng của Trung Quốc như Taobao, Alibaba với giá hơn 300.000 đồng, và còn nhiều mức giá thấp hơn với các kiểu dáng hoa văn trang trí đa dạng.
Mẫu thiết kế khăn vô cùng ấn tượng đang được làm cover trên Facebook của Khải Silk Boutique.
Những chiếc khăn có hình dáng chú ngựa tương tự, với đủ màu sắc được bán tràn lan trên trang web Trung Quốc với đủ mức giá chỉ 49 Nhân dân tệ (167.000 đồng)
Chiếc khăn có kiểu dáng vô cùng sang trọng tại cửa hàng của Khải Silk
 Có khi nào lại là một sản phẩm có giá 6,5 tệ (khoảng 22.000 đồng tiền Việt) trên các trang mạng Trung Quốc? 
Câu chuyện về nguồn gốc hàng hóa, vấn đề bản quyền của sản phẩm có lẽ sẽ vẫn chưa dừng lại ở đó, nếu ta tra thử một mẫu khăn vô cùng ấn tượng được đóng mác Khải Silk, nó lại dẫn đến một trang web của Nga. Giá bán tại Khải Silk là 2.185.000 đồng. 
 Khăn của Nga giá 872.000 đồng.  Trang web bán hàng của Nga với một mẫu khăn y hệt nhưng mang một tên gọi khác.

Bộ Công Thương yêu cầu làm rõ xuất xứ khăn Khải Silk

Ngày 26/10, Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Trần Hữu Linh vừa ký văn bản hoả tốc đề nghị Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) kiểm tra vụ việc liên quan tới xuất xứ hàng hoá của Tập đoàn Khaisilk.

Theo đó, trong mấy ngày vừa qua, các phương tiện truyền thông, báo chí đã đưa tin và đề cập đến vụ việc một cửa hàng tại Hà Nội của Tập đoàn Khaisilk bán khăn vừa có mác 'KHAISILK – Made in Việt Nam' vừa có mác 'Made in China'.

Văn phòng Bộ xin truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về 'Đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên; nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý', văn bản của Bộ Công Thương cho biết.

Nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý.

Văn phòng Bộ cũng đề nghị Cục Quản lý thị trường khẩn trương báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28/10.

Khôi Nguyên /giadinhmoi.vn