Cho con chinh phục được tiếng Anh cũng là khao khát của nhiều bố mẹ. Tuy nhiên nhiều phụ huynh áp đặt bằng mọi cách để con có một ngoại ngữ mới mà không hề lường trước được hệ lụy xảy ra.
Nhiều đứa trẻ phải tìm đến các trung tâm trị liệu vì bị rối loạn ngôn ngữ, nhiều học sinh, sinh viên nhập cư sang nước bạn lại đánh mất bản sắc văn hóa Việt Nam, trở thành con người lơ lớ, “mất gốc”… Vậy, cần phải lựa chọn chương trình và phương pháp học tiếng Anh thế nào mới là đúng?
Giỏi tiếng Anh nhưng đừng mất gốc tiếng Việt
Nhìn vào kết quả kỳ thi THPT những năm gần đây, nhiều chuyên gia ngôn ngữ nhận định, thế hệ 2K và 2K1 là thế hệ đầu tiên được các bố mẹ chú tâm đầu tư tiếng Anh. Số trẻ học tiếng Anh từ mầm non rất nhiều và cũng không ít bố mẹ nói với con bằng tiếng Anh để coi như là song ngữ. Nhưng thực tế, nhiều bạn không nói “sõi” tiếng Việt và phải giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, chính các con lại không giỏi tiếng Anh như kỳ vọng vì chỉ biết từ thông dụng và đôi khi không rành cả ngữ pháp”.
Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do tư tưởng nhiều bố mẹ Việt coi thường các môn học như Lịch sử, Địa lý kinh tế, Văn hóa, Văn học. Mà những ngành này, ngôn ngữ chuyên ngành mới đa dạng và sâu sắc. Nếu như học kém, các bạn trẻ sẽ ít dám nói về những lĩnh vực xã hội vì khả năng hiểu biết giới hạn. Vốn từ theo đó cũng chỉ gói gọn trong khối ngành tự nhiên vốn rất đơn giản, hoặc những câu giao tiếp cơ bản trong cuộc sống. Đây là hệ lụy từ sai lầm của các bố mẹ khi đặt nặng việc cho con học ngoại ngữ quá sớm, thậm chí chỉ dùng tiếng Anh để nói chuyện với con, khiến trẻ bị ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận ngôn ngữ và văn hóa Việt.
Dạy trẻ giỏi tiếng Anh nhưng đừng để các con bị mất gốc tiếng Việt.
Một thực tế mà rất nhiều bố mẹ Việt không biết, là người nước ngoài họ rất không thích những người không hiểu về gốc gác của chính mình. Vì vậy, ngay từ đầu, khi xác định bước vào con đường cho con học tiếng Anh, cha mẹ nên xác định được đúng phương pháp, đi đúng đường để xây dựng các nền tảng cơ bản khác cho con trước hơn là chỉ chăm chăm vào việc học ngoại ngữ.
Hơn nữa, những năm gần đây, lợi dụng cơn sốt IELTS, nhiều trung tâm còn mở các khóa học đưa vào xu hướng này như khóa học định hướng IELTS, khóa học tiền IELTS... cho các học sinh tiểu học. Trên thực tế các em tuổi này vẫn thiếu kiến thức nền, chưa biết nhiều về politics (chính trị), về globalization (toàn cầu hóa), về censorship (kiểm duyệt của nhà nước về nội dung phim, ảnh, báo chí, internet)...
Ngay trong tiếng Việt đọc còn chưa hiểu những khái niệm này huống hồ phải đọc và nghe bằng tiếng Anh. Chưa kể khả năng tư duy phân tích, phản biện của lứa tuổi này còn hạn chế, không thể lập luận theo cách diễn dịch hay quy nạp trong Writing và Speaking. Vì vậy, dạy IELTS cho lứa tuổi này là không hợp lý và đó là việc kinh doanh dựa trên lạm dụng sự thiếu hiểu biết của phụ huynh. Trẻ cần được học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 ”.
Cần được học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Thực trạng nhiều trẻ học tiếng Anh nhưng lại mất gốc tiếng Việt, các chuyên gia ngôn ngữ nhấn mạnh, vai trò của tiếng mẹ đẻ trong việc giúp đỡ trẻ em hay người học nói chung lĩnh hội ngôn ngữ thứ 2 là hết sức quan trọng. Thậm chí, trẻ em cần phải thành thạo tiếng mẹ đẻ (trong bối cảnh này là tiếng Việt) trước khi học tiếng Anh hay ngoại ngữ nào khác. Tiếng mẹ đẻ cung cấp cho các em phông văn hóa và kiến thức nền rất tốt cho việc học về sau tại trường.
Ngày càng nhiều phụ huynh, học sinh lựa chọn các trung tâm Anh ngữ giảng dạy theo chương trình ESL như Apax Leaders.
Do đó, cha mẹ Việt hướng đến việc học ngoại ngữ như ngôn ngữ thứ 2 là tốt nhưng cần cung cấp cho con một nền tảng ngôn ngữ mẹ đẻ thành thục trước khi tiếp xúc với ngôn ngữ mới. Ở nhà, bố mẹ hãy nói tiếng Việt với trẻ. Còn đến lớp học, trẻ sẽ sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2.
Việc muốn trẻ vừa nói tiếng Anh tốt, vừa muốn trẻ thành thạo tiếng mẹ đẻ thực sự rất khó khăn. Nhưng điều quan trọng là khi học bất kỳ ngôn ngữ nào nếu cũng có được sự hướng dẫn, hỗ trợ tốt, thay vì ép buộc thì nhất định sẽ thành công. Chương trình dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 (ESL) ở một số trung tâm uy tín như Apax Leaders (đơn vị thành viên của Apax Holdings và Tập đoàn Egroup) với đội ngũ giáo viên bản ngữ chất lượng cao và giáo trình bài bản đang chứng tỏ lợi thế.
ESL được xây dựng dựa trên lý thuyết hấp thụ ngôn ngữ thứ hai: trẻ học ngôn ngữ thứ hai tốt nhất, khi trẻ được hấp thụ ngôn ngữ ấy như tiếng mẹ đẻ. Theo đó, trẻ sẽ được đặt vào một môi trường ESL để học cách phản xạ với ngôn ngữ, học cách nghĩ, tư duy – phản biện cùng các khái niệm về toán học, khoa học, xã hội, nghệ thuật… bằng tiếng Anh một cách rất tự nhiên.
Chị Nguyễn Thị Thùy Dương (Hà Nội) có con tốt nghiệp THPT và nhận được học bổng du học tại Úc chia sẻ kinh nghiệm thực tế: “Con gái tôi đủ điều kiện (IELTS 5.5) để sang Úc du học với học bổng 50% cho khóa học bổ túc tiếng Anh, kèm theo 25% chương trình học Đại học. Nhưng tiếng Anh của bạn từ nhỏ chưa bao giờ bị ép buộc học như thêm một ngoại ngữ mới.
Bạn được thẩm thấu một cách vô thức khi hồi bé sống tại Đức, giao tiếp với nhiều bạn bè nước ngoài và được trau dồi qua việc tự đọc sách, nghiên cứu. Còn mẹ vẫn nói tiếng Việt với bạn, trang bị cho bạn những kiến thức phông nền về văn hóa nước mình và bồi bổ thêm nhiều về kỹ năng sống. Sang nước ngoài 1 tuần, bạn chẳng hề cần mẹ giúp gì, tự lo hết từ việc tìm phòng trọ, tìm việc làm thêm, lên lịch chợ búa, chuẩn bị cơm nước cho sau này…”.
Việc lựa chọn 100% giáo viên trình độ bản ngữ giúp Apax Leaders phát huy tối đa hiệu quả của chương trình ESL.
Chị Thùy Dương nhấn mạnh, bố mẹ không nên vội vàng ép con học tiếng Anh mà bỏ quên đi những giá trị khác trong cuộc sống, khiến ngôn ngữ mẹ đẻ bị ảnh hưởng hay quan trọng nhất là mất đi bản sắc Việt Nam. Dù là ngôn ngữ nào đi nữa thì cũng không chỉ là một công cụ giao tiếp mà còn là một phương tiện phục vụ cho việc làm phong phú thêm tri thức và văn hóa của loài người.
Trẻ cần nhận thức được về ngôn ngữ của mình vì ngôn ngữ là một phần thiết yếu trong môi trường sống của trẻ. Ngôn ngữ cũng sống động như những yếu tố khác được sử dụng xung quanh trẻ. Trẻ bắt đầu hấp thụ yếu tố văn hoá này một cách tổng thể và hoàn hảo như khi chúng được nói ra trong môi trường. Tuy nhiên điều này được thực hiện một cách vô thức.
Khoa học cũng chỉ ra rằng, trẻ từ 0-3 tuổi không cần học nhiều về ngữ pháp, chỉ cần giao tiếp thông thường hàng ngày, làm cho ngôn ngữ sống động và có ý nghĩa trong bối cảnh nhất định. Cách học đầu tiên về ngữ pháp đã quá cũ. Trẻ từ 3-6 tuổi cần làm quen ngữ pháp nhưng không đặt mục đích nặng nề. Tùy thuộc khả năng của từng em, đến độ tuổi nhất định, trẻ sẽ có khả năng tiếp thu kiến thức mới.
Do đó, học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 đang được nhiều giáo viên và phụ huynh đánh giá là chương trình đáp ứng được mục đích này. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị sự kiên nhẫn đi theo lộ trình từng bước, tin tưởng vào chương trình, phương pháp chứ đừng nóng vội thực hiện sai cách, tránh hệ lụy xấu xảy ra.