Cúng Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã hay không, nên đốt vào lúc nào và mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không?
Rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ Vu lan báo hiếu, ngày xá tội vong nhân là một trong những ngày lễ rất quan trọng với người Việt Nam.
Trong ngày rằm tháng 7, các gia đình sẽ làm lễ cúng cô hồn cho vong linh người thân hoặc các vong không nhà cửa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
Vậy cúng Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã hay không?
Người Việt từ xưa vẫn luôn có quan niệm “trần sao âm vậy” nên mọi người vẫn luôn tin rằng tháng 7 Âm lịch là dịp mở cửa ngũ môn, nên nhiều người có thói quen đốt tiền, vàng mã với mong muốn người đã khuất cũng có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.
Từ bao đời nay, việc đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7 vẫn luôn là phong tục được các gia đình duy trì và luôn muốn làm để đầy đủ các thủ tục.
Tuy nhiên, việc dốt vàng mã cũng nên hạn chế về số lượng không nên mua quá nhiều, chỉ sắm vừa đủ và nên ưu tiên những loại vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh, tránh mua nhiều vừa lãng phí lại vừa làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng.
Đốt vàng mã rằm tháng 7 vào lúc nào?
– Sau khi cúng lễ rằm tháng 7 xong, đến phần hóa vàng. Mang phần tiền và đồ lễ gia tiên để hóa trước cho khỏi nhầm lẫn, sau đó đến những đồ cúng chúng sinh.
– Mọi việc nên làm trước 11h30 trưa ngày 15/7 Âm lịch hoặc chọn giờ và ngày cúng hợp với tuổi của gia chủ. Tuyệt đối không cúng và hóa vàng sau ngày 15/7 Âm lịch vì khi đó cửa địa phủ đã đóng lại, cúng lễ cũng vô ích.
Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?
Tùy vào từng vùng miền, từng gia đình và từng vùng văn hóa khác nhau sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng rằm khác nhau. Tuy nhiên mâm cúng rằm thường sẽ có những món cơ bản dưới đây:
1 đĩa gà luộc
1 đĩa xôi gấc/xôi đậu xanh
1 đĩa nem rán
1 đĩa giò/chả
1 bát canh
1 đĩa thịt gà
1 đĩa rau xào thập cẩm
1 đĩa thịt lợn quay
* Thông tin mang tính tham khảo