Một số bậc cha mẹ cảm thấy trẻ há miệng khi ngủ thật dễ thương và ngọt ngào. Tuy nhiên đây có thể là tín hiệu cảnh báo sức khỏe và có thể dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Con người được tạo ra để thở bằng đường mũi, và có một số lý do cho điều này. Một vài lợi ích của việc thở bằng mũi như:
- Mũi lọc không khí chúng ta hít vào, loại bỏ độc tố và các phân tử ngoại lai. Ngoài ra không khí còn được làm ẩm khi đi qua đường mũi.
- Mũi làm ấm không khí để nhiệt độ không khí trở nên phù hợp với phổi.
- Mũi giúp chúng ta ngửi thấy thế giới xung quanh.
Mặc dù việc thi thoảng thở bằng miệng (như khi đang nói hoặc vận động) là bình thường, tuy nhiên phần lớn thời gian chúng ta vẫn thở bằng mũi.
Có nhiều vấn đề sức khỏe có thể khiến trẻ thở qua đường miệng, bao gồm nghẹt mũi (do dị ứng, viêm xoang hoặc các vấn đề khác), viêm hoặc các loại vật cản khác nhau, chẳng hạn như polyp.
Một số người hình thành thói quen thở bằng miệng từ khi còn bé.
Nếu con bạn thường xuyên há miệng khi ngủ thì đây là dấu hiệu đáng lưu tâm vì trẻ thở bằng miệng có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe như sau.
Theo các bác sĩ, thở bằng miệng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ - sleep apnea (hoặc với người đã mắc chứng này thì sẽ khiến tình trạng nặng hơn). Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe của thói quen thở bằng miệng này.
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi nhịp thở của một người đột ngột ngừng và sau đó bắt đầu trở lại.
Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngừng thở đột ngột khi đang ngủ, ngáy to, thức dậy miệng khô, mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.
Bản thân chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm. Nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như vấn đề về tim, gan và trao đổi chất.
Hình trên minh họa chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (obstructive sleep apnea), một dạng ngưng thở khi ngủ xảy ra khi các cơ cổ họng sụp, làm đường thở bị chặn.
2. Khô miệng và sâu răng
Khi chúng ta thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và toàn bộ miệng, bao gồm cả lợi (nướu).
Điều đó gây ra những thay đổi về vi khuẩn tự nhiên trong miệng, có thể gây sâu răng và các vấn đề về nướu.
Thói quen thở bằng miệng thay vì mũi sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề về răng và hàm. Răng khấp khểnh, khớp cắn xấu, lệch lạc và cười hở lợi chỉ là một số trong số đó.
Video trên cho thấy thở bằng miệng và vị trí lưỡi sai có thể ảnh hưởng đến khớp cắn, làm cho các răng chen chúc và khiến hàm bị lệch. Kết quả là khuôn mặt bị ảnh hưởng khiến cằm trông nhỏ hơn, mũi to hơn.
4. Khuôn mặt dài và hẹp
Theo các nghiên cứu, việc thở bằng miệng nói trên và tư thế lưỡi thấp khiến phần dưới của khuôn mặt trở nên dài hơn.
Những đặc điểm này khá nổi bật ở trẻ sau 5 tuổi, ngoài làm nửa dưới của khuôn mặt dài ra còn có thể gây móm, cằm nhỏ và trán dốc.
Nếu bạn nhận thấy trẻ thở bằng miệng hoặc bất kỳ vấn đề hô hấp nào khác, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
(Theo Bright Side)