Cúng Tết Thanh minh tại nhà hay ngoài mộ trước mới đúng là vấn đề rất nhiều người thắc mắc.
Thanh minh là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm, đến sau Lập xuân 60 ngày, sau Đông chí 105 ngày. Tết Thanh minh chính là ngày đầu tiên của tiết khí này.
Năm 2022, Tết Thanh minh rơi vào 5/4 Dương lịch (tức 5/3 Âm lịch).
Tuy không phải là một dịp Tết lớn nhưng Tết Thanh minh lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gắn liền với phong tục truyền thống của người dân Việt Nam.
Vào ngày này, con cháu cùng nhau về thăm mộ của tổ tiên, dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng mong được phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.
Trong dịp Thanh minh, các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già sẽ lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ.
Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết đến những ngôi mộ của gia tiên, sau là biết kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
Thông thường, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ cúng rồi tiến hành cúng khấn ngoài mộ trước.
Sau khi dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần, người tảo mộ đặt lễ vật cúng Tết Thanh Minh vào chỗ thờ chung để làm lễ. Nếu nơi đó không có chỗ thờ, không phải nghĩa trang thì cần chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp trên mặt đất.
Bắt đầu vào lễ, gia chủ thắp hương, đèn và khấn theo bài cúng lễ Thanh minh. Sau khi hoàn tất các việc, gia chủ chờ cho hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo