Không phải trường hợp nào người tham gia BHYT cũng đến được bệnh viện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để khám chữa bệnh, nhất là khi cấp cứu. Vậy cấp cứu tại bệnh viện huyện nhưng trái tuyến có được hưởng BHYT không?
Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn tới việc người tham gia BHYT không đến đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để khám chữa bệnh. Chính vì thế, mối quan tâm hàng đầu của những đối tượng này là nếu cấp cứu tại bệnh viện huyện trái tuyến có được hưởng BHYT không.
Khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:
Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT có thể đến khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình giấy tờ được quy định tại Khoản 1, 2 hoặc 3 thuộc Điều này trước khi ra viện.
Khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT như sau:
Trường hợp cấp cứu
Người bệnh được cấp cứu tại bất cứ cơ sở y tế nào. Bác sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
Chúng ta có thể chia thành 2 trường hợp, thứ nhất là được bác sĩ xác nhận là trường hợp cấp cứu. Thứ hai, bác sĩ không xác nhận cấp cứu.
Trường hợp 1: Bác sĩ xác nhận tình trạng cấp cứu
Trong trường hợp người tham gia BHYT đi cấp cứu không phải tại cơ sở khám chữa bệnh đăng ký ban đầu nhưng được bác sĩ xác nhận tình trạng cấp cứu thì người bệnh cấp cứu ở bệnh viện tuyến huyện thì vẫn tính là đúng tuyến và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
+ Trường hợp 2: Bác sĩ không xác nhận là cấp cứu
Điểm C Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT có sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
Người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: Tại bệnh viện tuyến huyện được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Trong trường hợp, người bệnh cấp cứu ở bệnh viện không phải tuyến huyện sẽ được hưởng BHYT theo quy định hiện hành.