Đó là lời tâm sự rất thật của mẹ Yến ở Sóc Trăng khi thấy con ngủ sâu giấc đến sáng. Nghĩ đến những ngày con quấy đêm, khó ngủ, chị vẫn không khỏi rùng mình.
Gặp bé Su nhà mẹ Yến, chắc ít ai nghĩ rằng bé đã từng có những khoảng thời gian khủng hoảng về giấc ngủ nghiêm trọng đến vậy.
Mẹ Yến kể lại: “Rèn cho con ngủ ngon có vẻ là một cuộc chiến của mẹ hay sao á. Em phải “lâm trận” ngay từ khi Su mới được có 1 tháng tuổi và không ngờ là luyện ngủ cho con lại khó khăn đến vậy đâu”
Bé Su những năm tháng đầu đời chỉ quen với việc ngủ vào ban ngày, đêm đến lại “tỉnh như sáo” đòi mẹ chơi cùng, bế ẵm, cho ti liên tục, “mình thì đâu phải cứ bảo ngủ là ngủ, sáng con ngủ thì mẹ lại phải dọn dẹp, quần áo, rửa bình rồi làm việc nhà loanh quanh. Đêm chỉ muốn ngủ thì lại là giờ con thức mất rồi”, mẹ Yến cười khi nhớ lại những ngày đầu vất vả khi con ngủ ngày cày đêm.
Con cày đêm còn đỡ, bước vào tuần khủng hoảng đầu đời khi con mới được 8 tuần tuổi, Su còn thường xuyên khóc ngặt, dỗ thế nào cũng không nín. Mẹ Yến đi tìm hiểu từ các bà mẹ bỉm sữa khác, rồi ông bà cô bác - những người có nhiều kinh nghiệm, đến các bác sĩ để xem vì sao con hay khóc và khó ngủ như vậy, nhưng đều bó tay.
Con khóc đêm là lúc lòng người mẹ nặng trĩu, Yến tâm sự: “Lúc đó em bị stress luôn vì thấy mình vô dụng quá, con không ngủ được, lại khóc mà mình chỉ biết bế con lên, đung đưa vì nghĩ con đang lo sợ điều gì đó. Nhưng con thì vẫn cứ khóc nhiều đến mệt quá mới thiếp đi”
Quyết tâm tìm lại giấc ngủ sâu cho con
“Em chỉ nghĩ rằng là phải tập cho con ngủ đêm thôi, chứ không còn cách nào khác với tình trạng của con lúc này. Vậy là hai mẹ con bắt đầu thôi”, mẹ 9X tâm sự về hành trình luyện ngủ gian khổ nhưng đầy vinh quang.
Yến bắt đầu bằng việc không cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày. Sau khi con thức dậy vào đêm hôm trước, cô hạn chế cho con ngủ quá nhiều trong ngày bằng cách thường xuyên mở cửa, làm sáng căn phòng bằng ánh nắng mặt trời. Thời gian này bà mẹ trẻ rất chịu khó chơi đùa, nói chuyện, hoạt động cùng với con để con quen dần với không gian ánh sáng ban ngày.
Yến cho biết thêm: “Em cứ lặp đi lặp lại chu trình như vậy khoảng 3 - 4 hôm là Su đã biết về thời điểm ban ngày rồi. Nhưng các mẹ chú ý là nếu con buồn ngủ thì vẫn phải cho ngủ nhé. Bé sơ sinh và bé nhỏ thì cần ngủ nhiều mà. Ngoài ra các mẹ có thể cho con đi dạo, đi tắm nắng để con quen với ban ngày hơn”
Một nguyên tắc mà cô gái trẻ kiên trì áp dụng là không để con ngủ sau 3 - 4h chiều. Cô lý giải: “Nếu con ngủ như vậy thì rất khó để buổi tối con ngủ được. Giả sử các con dùng 15 - 18 tiếng để ngủ, mà ban ngày mẹ để con ngủ 12 - 13 tiếng rồi, thì tất nhiên là đêm con sẽ không ngủ được”.
Nói là làm, cứ sau 3 - 4h chiều là thời gian chơi, đi hóng gió của bé Su và mẹ, hai mẹ con vừa có thời gian bên nhau, mà bé cũng quen dần với sự thay đổi thời gian trong ngày.
Những “tips” của mẹ Yến cho Su giấc ngủ ngon
Sau khi luyện cho con phân biệt được ngày - đêm, mẹ Yến còn có một số những quy tắc ngầm khá hữu hiệu:
Luyện ngủ thì gian nan mà thành quả lại quá ngọt ngào. Su có thể “đánh vèo” một giấc đến sáng thay vì cứ ọ ọe, vặn mình nôn trớ như trước. Và mẹ Yến vẫn ngày ngày tận hưởng chuỗi thời gian ở cữ vui vẻ, hạnh phúc sau khi áp dụng “đa kiếm hợp bích” các phương pháp của mình. Chúc cho Su và mẹ Yến sẽ luôn khỏe mạnh và tận hưởng khoảnh khắc đáng yêu này nhiều hơn nữa!