Khi ở chân xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu này, các bạn nên đi khám ngày vì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh không nên coi thường.
Trong Y học phương Đông, bàn chân được xem bộ não thứ hai của con người với nhiều dây thần kinh quan trọng. Dù là cơ quan có vị trí thấp nhất cơ thể nhưng bàn chân đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng. Chân không chỉ giúp nâng đỡ trọng lượng toàn thân, tham gia vào các hoạt động của toàn bộ chi dưới mà mỗi một vị trí trên lòng bàn chân còn chứa vô số dây thần kinh và mạch máu liên kết với mạch máu ở tim, cột sống, não... ngay cả ung thư.
Những năm gần đây, ung thư trở thành căn bệnh đáng sợ vì số lượng người tử vong rất cao. Mặc dù y học hiện đại đã có một số phương pháp ngăn chặn ung thư phát triển tạm thời vì bệnh này chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tốt nhất vẫn là nên phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Ngoài việc thăm khám sức khỏe định kỳ, còn có nhiều cách giúp xác định trước bệnh ung thư như quan sát bàn chân. Y học Trung Quốc đánh giá bàn chân là bộ não thứ hai của con người vì có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Nếu thấy bàn chân có một trong ba dấu hiệu này thì nên đi khám sớm để phát hiện bệnh.
Phù chân là tình trạng tích tụ chất lỏng trong các mô ở bàn chân và mắt cá chân, xảy ra khi mao mạch trong cơ thể bị rò rỉ dịch ra gian bào khiến các mô bị sưng lên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phù chân nhưng bỗng dưng bạn bị phù chân một cách rõ ràng, có chiều hướng nặng hơn thì nên chú ý xem gan có hoạt động bình thường hay không.
Khi mắc bệnh ung thư gan, khối u trong gan sẽ chèn ép các mạch máu ở gan, gây nên tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa khiến nước từ trong lòng mạch ra gian bào nhiều hơn. Ngoài ra, gan bị tổn thương còn gây tích tụ các hormone steroid, làm ứ đọng muối và nước, từ đó gây phù nề ở chân.
Những người mắc bệnh về gan, bao gồm ung thư gan thường phải đối mặt với tình trạng lưu thông máu kém, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tạo máu của cơ thể, gây ra hiện tượng lòng bàn chân có màu vàng.
Ngoài ra, da vàng còn liên quan đến tình trạng tích tụ quá nhiều bilirubin trong máu. Chất này vốn được xử lý tại gan nhưng khi cơ quan này bị tổn thương, bilirubin sẽ không được đào thải tích cực và rò rỉ vào các mô như da và mắt, khiến chúng chuyển thành vàng.
Đau chân là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư xương. Lúc đầu, cơn đau không liên tục. Nó có thể tồi tệ hơn vào ban đêm, khi thức giấc hoặc khi đang đi bộ. Ung thư xương càng phát triển thì cơn đau càng trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động.
Ngoài đau xương, người bệnh còn phải đối mặt với những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, bơ phờ, xanh xao, sụt cân đột ngột,...a